Rung nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, đặc trưng bởi sự lan truyền tín hiệu điện nhanh, rối loạn ở tâm nhĩ dẫn đến tình trạng tâm nhĩ co bóp nhanh, không đều và không hiệu quả. Rung nhĩ đang có xu hướng tăng lên theo tuổi thọ trung bình của dân số. Các yếu tố nguy cơ chính của rung nhĩ là tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, nhồi máu cơ tim cũng đang gia tăng. Các tổ chức tim mạch lớn công bố hơn 1/3 các trường hợp nhập viện do rối loạn nhịp tim với 4,5 triệu người hâu Âu bị rung nhĩ
Đột quỵ do rung nhĩ làm giảm chất lượng sống và đe dọa tính mạng bệnh nhân. 50% trường hợp đột quỵ do rung nhĩ sẽ dẫn đến tử vong, 50% còn lại mang thương tật vĩnh viễn. Theo khảo sát của Viện Tim mạch Quốc gia kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ rung nhĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 0,3% dân số.
Vừa qua, Hội Tim mạch học TP HCM đã phối hợp cùng Công ty Bayer Healthcare Pharmaceuticals tổ chức Hội nghị Tim mạch châu Á Thái Bình Dương nhằm chia sẻ kiến thức, thảo luận về thách thức, chiến lược điều trị hiện nay cũng như các tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tim mạch trên thế giới.
Trong hai ngày diễn ra hội nghị, hơn 350 chuyên gia nội thần kinh và nội tổng quát khu vực châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) đã tập trung thảo luận các vấn đề về tim mạch. Trong đó thách thức trong lĩnh vực kháng đông là chủ đề được quan tâm, vì khi tình trạng tăng đông xảy ra, cục máu đông (hay còn gọi là huyết khối) sẽ hình thành trong dòng tuần hoàn và vị trí xuất hiện của huyết khối sẽ là nguyên nhân của những căn bệnh nguy hiểm. Ở bệnh nhân suy tim, rung nhĩ huyết khối hình thành trong buồng tim và theo dòng tuần hoàn, huyết khối lên não gây đột quỵ.
Hội nghị Tim mạch châu Á Thái Bình Dương nhằm chia sẻ kiến thức, thảo luận về thách thức, chiến lược điều trị hiện nay cũng như các tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tim mạch trên thế giới. |
Chủ tọa Hội nghị Tim mạch châu Á Thái Bình Dương, Giáo sư Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch học TP HCM cho biết: “Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, hơn cả bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch dự kiến sẽ tăng do sự phát triển nhanh chóng của yếu tố môi trường và nhân khẩu học. Vì vậy, việc củng cố các chiến lược phòng ngừa và can thiệp hiện có nhằm giải quyết các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đồng thời tiếp tục các tiến bộ trong điều trị rất quan trọng để quản lý gánh nặng toàn cầu này".
Một trong những biện pháp để phòng ngừa đột quỵ trên bệnh nhân có bệnh rung nhĩ không do van tim là thuốc kháng đông máu đường uống (nhóm kháng vitamin K). Thuốc ra đời thập niên 40 của thế kỷ trước, từng được chỉ định cho nhiều bệnh nhân. Nhưng, việc sử dụng thuốc kháng đông cổ điển này không dễ dàng. Bệnh nhân và thầy thuốc phải theo dõi chỉ số đông máu (INR) thường xuyên, phân liều uống cẩn thận, kiêng kỵ các thức ăn giàu vitamin K (như rau củ, bông cải, măng tây,…) và thận trọng khi dùng kèm nhiều thuốc khác... Theo các chuyên gia, dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim bằng nhóm thuốc kháng đông mới đã được đưa vào các hướng dẫn thực hành lâm sàng.
Gần đây, Công ty Bayer đã nghiên cứu thành công và giới thiệu loại thuốc kháng đông mới. Thuốc kháng đông mới có cơ chế ức chế trực tiếp yếu tố xa, một yếu tố quan trọng trong con đường đông máu và có thể cải thiện được những bất tiện ở thuốc kháng đông cổ điển. Thuốc có cách dùng thuận tiện, đơn giản với dạng viên uống, liều dùng cố định một viên mỗi ngày, không cần phải theo dõi chỉ số đông máu (INR) thường xuyên, ít tương tác với thuốc khác và gần như không tương tác với thực phẩm sử dụng hàng ngày…
Theo vnexpress
Bình luận của bạn