Nguy hại khi tự ý dùng thuốc bổ thận

Bệnh nhân thường ngại thăm khám và tự ý dùng thuốc bổ vì nghĩ nó chỉ có lợi không có hại

Canh hoa bổ thận, đẹp da

Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận

Cháo củ mài kiện tỳ, bổ thận

Bổ thận tráng dương Kim Sư

Tự ý bổ sung calci: Lợi bất cập hại...

Kết quả thăm khám cho thấy trước đó bệnh nhân được chẩn đoán thận âm hư, được uống thuốc giữ huyết áp ổn định. Ông nghe lời người quen mua thuốc uống bổ thận, tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu.

BS Võ Đình Hưng - Phó Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM cho biết, cơ sở tiếp nhận khá nhiều trường hợp tương tự phải nhập viện điều trị vì tự ý dùng thuốc bổ thận. Theo Đông y, việc sử dụng thuốc cần dựa trên nguyên tắc phân loại chứng thận âm hư và thận dương hư để tránh những hậu quả đáng tiếc. 
Chứng thận dương hư thường có triệu chứng chính là sắc mặt trắng bệch hoặc ám đen, eo lưng lạnh đau, người lạnh chân tay lạnh, chủ yếu là chi dưới lạnh, mệt mỏi vô lực, nam giới thì liệt dương, nữ giới giảm hưng phấn tình dục, hoặc thấy đại tiện lỏng nát, ngũ canh tả tiết (tiêu chảy một lần trong ngày vào khoảng 4-5h sáng), tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt, rêu trắng...
Chứng thận âm hư thường có triệu chứng đau lưng mỏi gối, hoa mắt ù tai, răng lung lay, tóc rụng. Nam giới di tinh tảo tiết, nữ giới kinh ít hoặc bế kinh, băng lậu, mất ngủ, miệng khô, phát nhiệt; buổi chiều thấy gò má đỏ, cơ thể gầy sút, tiểu tiện vàng mà ít, chất lưỡi hồng khô, rêu lưỡi ít hoặc không rêu...
Việc sử dụng thuốc Đông y thường theo nguyên tắc quân bình âm dương
Theo BS.Hưng, việc dùng thuốc Đông y thường theo nguyên tắc quân bình âm dương. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ thận. Thuốc bổ thận tốt hay xấu phụ thuộc vào tính dược của bài thuốc đó. Nếu không đọc kỹ thuốc thuốc nhóm nào có thể gây hậu quả bất lợi. Cùng là bổ thận nhưng thuốc nào ghi cụ thể chữa được chứng bứt rứt, ra mồ hôi nhiều thì ngầm hiểu đó là bổ thận âm. Nếu thuốc ghi có tác dụng tốt cho người tay chân lạnh thì ngầm hiểu là bổ thận dương. 
Nếu một người bị thận dương hư, phần âm đang trội lên mà dùng trúng thuốc bổ thận âm thì cơ thể đang lạnh càng lạnh hơn nữa, có thể đau bụng dữ dội, đi tiêu chảy... Nếu một người đang là thận âm hư, dùng thuốc có thành phần bổ thận dương sẽ làm cơ thể đang nóng càng tăng thêm nóng, chẳng hạn người đó đang huyết áp cao có thể làm cao hơn nữa.
Một nhầm lẫn thường gặp là vấn đề hiểu bệnh lý thận theo định nghĩa của Tây y và Đông y. Suy thận theo Tây y bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Trong khi đó bệnh lý thận theo Đông y được phân định theo thận âm hư và thận dương hư. Nhiều người thấy tức mỏi lưng hông, tiểu đêm là nghĩ đến suy thận nên dùng thuốc bổ thận. Một số khác được bác sỹ Tây y chẩn đoán suy thận đã tự đi tìm thuốc Đông y để uống. 
"Nếu bệnh nhân suy thận thực sự, chức năng thận đã suy giảm, uống trúng một số nhóm thuốc bổ có thể giúp cơ thể khỏe khoắn hơn nhưng trên thực tế không có lợi gì cho bệnh thận Tây y. Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có phản ứng với nhóm thuốc nào đó trong y học cổ truyền thì có thể làm nặng nề, nghiêm trọng hơn mức độ suy thận", BS. Hưng phân tích.
BS. Hưng khuyến cáo, tùy theo bệnh và giai đoạn có thể kết hợp được Đông và Tây y trong chữa bệnh. Điều này cần có sự tư vấn của BS chuyên khoa trước khi điều trị.
Một số triệu chứng thường gặp liên quan đến bệnh thận là có những thay đổi khi đi tiểu, phù, mệt mỏi, ngứa hoặc phát ban ở da, vị kim loại trong miệng hoặc hơi thở có mùi amoniac, buồn nôn và nôn, thở nông, cảm thấy ớn lạnh, hoa mắt chóng mặt và mất tập trung, đau chân hoặc cạnh sườn...
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin