BS. Nguyễn Thống đang thăm khám cho một em bé bị bỏng do phích nước
Bà bất cẩn, cháu bé 4 tuổi phải nhập viện vì bị bỏng hộp mỳ tôm
Bé gái 1 tuổi bị bỏng nặng khi chơi trong công viên vì trời quá nắng
Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?
Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị bỏng
Tháng 9: 78 trẻ bị bỏng phải nhập viện tại khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn
Trao đổi với phóng viên, BS. Nguyễn Thống – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cảnh báo, các cháu nhập viện vì bỏng sinh hoạt đặc biệt là nước sôi chiếm tỷ lệ rất lớn. Thống kê từ khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho thấy, chỉ riêng trong tháng 9, bệnh viện đã tiếp nhận 78 trường hợp trẻ bị bỏng do bất cẩn trong sinh hoạt.
Hiện số bệnh nhân đến khoa cấp cứu và điều trị tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội có đến 40 - 60% là trẻ nhỏ. Trong đó, số trẻ từ 1 - 1,5 tuổi là gặp nhiều nhất, chiếm đến 90%.
Theo khảo sát của phóng viên tại các phòng bệnh, hầu hết phòng bệnh nào cũng có trẻ bị bỏng do phích nước.
Chị Hạnh đang ngồi cạnh con trai mới hơn 10 tháng tuổi chia sẻ: “Hôm đó gia đình tôi ra nhà bà ngoại chơi, ông bà đi chợ, còn bố mẹ không để ý, để cháu bò chơi ở trong nhà, không ngờ cháu với vào phích nước để ở góc nhà và bị bỏng phải đưa đi cấp cứu”.
Theo chị Hạnh, tính đến nay cháu đã điều trị được gần 1 tuần, bị bỏng nặng nhất là ở hai chân, dự kiến phải 1 tuần nữa cháu bé mới được ra viện.
Cũng giống như gia đình chị Hạnh, anh Lương Ngọc Hùng (Long Biên – Hà Nội) cũng đang chăm con bị bỏng độ 3 do nước trong phích đổ vào. “Hôm đó, tôi đang loay hoay thay dầu xe ngoài sân, cháu bò chơi trong nhà như mọi ngày, nhưng do tôi bất cẩn để phích nước sôi vừa rót ngay ở góc nhà nên cháu với vào”.
Theo anh Hùng, rất may là hôm đó gia đình có sẵn bình xịt bỏng khẩn cấp ở trong nhà, nếu không chắc chắn cháu bé đã bị nặng thêm.
Phích nước càng màu sắc càng kích thích trí tò mò của trẻ
Từ hai trường hợp trên, khi được hỏi các bậc phụ huynh đều khẳng định, con bị bỏng như vậy là lỗi do bố mẹ. Đồng thời, các ông bố bà mẹ cũng cho rằng, những gia đình có trẻ nhỏ không nên dùng phích nước mà nên đầu tư mua cây nước nóng để đảm bảo an toàn.
Theo BS. Thống, những trường hợp bị bỏng như hai trường hợp trên đều do sự tác trách và sự bất cẩn của người lớn.
“Nếu người lớn không hiểu tâm sinh lý của trẻ con thì rất dễ bị nạn. Bởi trong độ tuổi đó (tuổi biết bò, tập đi), mọi sự vật hiện tượng ở bên ngoài trẻ con đều thích khám phá.
Ví dụ như phích nước nóng, với người lớn biết đó là bỏng nhưng đối với trẻ con những phích nước màu mè sặc sỡ đó lại là một món đồ chơi bắt mắt, nhưng đâu phải ai cũng hiểu điều đó để đề phòng.
Bởi vậy, khi rời mắt ra là trẻ lao đến nghịch ngay và thế là trẻ bị bỏng. Ngoài phích nước thì ấm nước siêu tốc hay nồi cơm đang sôi… cũng rất dễ khiến trẻ gặp nạn.
Nhiều lúc người lớn chỉ cần lơ đãng, không quan tâm một chút như: vào nhà vệ sinh, đi lấy cốc nước là trẻ có thể bị nạn ngay lập tức”, BS. Thống nói.
Bình luận của bạn