Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị bỏng

Xả ngay nước mát vào vết bỏng

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng như thế nào?

Cách đơn giản xử trí khi trẻ bị bỏng?

Lưu ý đặc biệt khi chăm trẻ bị bỏng

Vật dụng sơ cứu có sẵn trong bếp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bỏng như do lửa, nước sôi, điện, hóa chất... Trong đó, bỏng nước sôi là trường hợp phổ biến nhất ở trẻ. Theo Raisingchildren, việc sơ cứu đúng cách ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là rất quan trọng. Thực hiện các bước sơ cứu trẻ bị bỏng dưới đây sẽ giúp vết thương mau lành và tránh được tình trạng nhiễm trùng.
Việc cần làm ngay
Khi trẻ bị bỏng, bạn phải nhanh chóng đưa trẻ thoát khỏi hiện trường, đảm bảo khu vực này không còn gây nguy hiểm gì nữa. Nếu trẻ làm đổ nước sôi vào quần áo, bạn nên cởi bỏ quần áo ngay lập tức nhằm giúp trẻ không bị bỏng nặng hơn. Nhẹ nhàng tháo bỏ đồng hồ hay các đồ trang sức của trẻ ra nếu vết bỏng bị chúng che phủ, để tránh gây nhiễm trùng vết thương.
Sơ cứu ban đầu
Làm mát vết bỏng bằng cách để chỗ bị bỏng dưới vòi nước và cho nước sạch chảy chầm chậm lên vết thương khoảng 15 - 20 phút. Bạn nên làm điều này ngay lập tức và cách điều trị trên có tác dụng ngay cả khi vết bỏng đã xảy ra 3 giờ trước đó. Làm mát vết bỏng bằng nước sạch có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương. Nếu vết bỏng lớn, bạn nên dừng việc làm mát vết bỏng sau 20 phút vì để trẻ ngâm nước lâu thân nhiệt của bé có thể bị hạ nhanh chóng. Băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch.
Đưa đi bệnh viện
Không dùng nước đá làm mát vết bỏng và không sử dụng kem đánh răng, vôi, bơ hoặc những thứ khác bôi lên vết bỏng. Gọi xe và đưa đi cấp cứu trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mặt, đường hô hấp, bàn tay hay bộ phận sinh dục, hoặc nếu kích thước vết bỏng lớn hơn bàn tay của bé. Nếu vết bỏng bị phồng rộp, sưng tấy kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sỹ kịp thời theo dõi và chữa trị.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ