Trong sự thay đổi từng ngày của diện mạo TP không thể không kể đến những khó khăn, phức tạp mà công tác GPMB đã và đang phải đối mặt. Từ năm 2001 đến nay, trung bình mỗi năm Hà Nội phải GPMB hơn 800ha đất để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng. Từ nay đến năm 2010, diện tích đất phải thu hồi tăng lên, tới 1-1,5 nghìn ha/năm. Để có được diện tích đất phục vụ cho phát triển đô thị, công nghiệp... có hơn 172 nghìn hộ dân nằm trong diện GPMB, trong đó có hơn 12,6 nghìn hộ được bố trí tái định cư. Vì thế, nhiệm vụ GPMB sẽ càng nặng nề.
Ông Nguyễn Đức Biền, Trưởng ban Chỉ đạo GPMB cho biết, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, công tác GPMB đã được phân cấp đến các quận, huyện; đồng thời cán bộ làm công tác GPMB cũng được chuyên môn hóa. Đặc biệt, lợi ích chính đáng của người dân cũng được quan tâm hơn. Trong 7 năm, TP đã tiếp nhận hơn 1.300 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó số vụ liên quan đến đất đai, xây dựng, GPMB chiếm 55%. Các vụ việc đã được chỉ đạo giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền và thời gian quy định.
Tuy
nhiên, cơ chế, chính sách trong GPMB vẫn còn nhiều bất cập. Sự thiếu
đồng bộ và ổn định tạo nên những mâu thuẫn, nhất là trong quan hệ giữa
sở hữu và sử dụng đất đai; việc định giá đất chưa được làm rõ; lợi ích
giữa Nhà nước-người dân-nhà đầu tư chưa được giải quyết hài hòa. Đơn cử
như một số dự án cải tạo chung cư cũ. Trong khi đa số các hộ dân tầng
trên mong muốn được di dời để xây dựng lại nhà chung cư đã xuống cấp,
không bảo đảm điều kiện sống, thì những hộ tầng 1 lại cản trở, không
thực hiện GPMB, bởi những hộ này có điều kiện kinh doanh, diện tích đất
lớn hơn do lấn chiếm. Họ đặt ra nhiều yêu cầu không có trong cơ chế,
chính sách chung, nên hầu như các địa phương rất lúng túng khi GPMB. Vì
những nguyên nhân trên dự án ngừng trệ trong thời gian dài không thể
triển khai được.
Bên cạnh đó, mặc dù nguyên tắc
dân chủ-công khai-công bằng-đúng pháp luật được đặt lên hàng đầu; nhưng
vẫn có nơi, có lúc còn thiếu nghiêm túc, nặng tính hình thức, tạo sự
bức xúc đối với người bị thu hồi đất. Không ít dự án tái định cư, chất
lượng nhà và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đồng bộ. Số lượng
dự án phải GPMB trên địa bàn giảm, song quy mô, diện tích lại lớn hơn.
Bình quân hàng năm có hơn 300 dự án phải GPMB. Trong khi điều kiện cần
để thực hiện GPMB như nguồn vốn, quỹ nhà đất tái định cư, chưa được bố
trí, cân đối kịp thời. Ngoài ra, công tác giải quyết việc làm, ổn định
cuộc sống cho hàng nghìn hộ phải di dời, tái định cư vẫn là bài toán
nan giải. Về chủ quan,
tình trạng “yếu” trong
phối hợp thực hiện và “kém” về trình độ, năng lực, phẩm chất của một bộ
phận cán bộ làm công tác GPMB đã dẫn đến những hạn chế và sai phạm. Đó
là chưa kể đến năng lực của chủ đầu tư thấp, một số dự án sau GPMB
triển khai đầu tư chậm, để hoang hóa kéo dài, gây lãng phí và bức xúc
trong dân cũng là những cản trở trong công tác GPMB. Giải quyết những
vấn đề bất cập nêu trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công
tác GPMB thời gian tới.
Bình luận của bạn