Diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Nguồn ảnh: Internet
Sốt xuất huyết gia tăng tại Hà Nội
Việt Nam tham gia nghiên cứu vaccine ngừa sốt xuất huyết
TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết tăng trên 41%
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Đó là số liệu được Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ thống kê từ đầu tháng 1 đến nay. Theo bác sỹ Hà Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ: “Số ca bệnh nhi bị sốt xuất huyết nhập viện thời điểm này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, có nhiều ca sốc sốt xuất huyết nặng, tái sốc nhiều lần, thậm chí có trường hợp tái sốc đến lần thứ năm”.
Điển hình là trường hợp bệnh nhi L.N.N.N. (7 tuổi, ở P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo đau bụng và ói.
Bé nhập viện ngày 25/1 và sau một ngày nhập viện bé đã bị sốc, phải chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực và chống độc để truyền dịch và theo dõi. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau bệnh nhân tiếp tục tái sốc lần hai phải dùng cao phân tử, duy trì truyền dịch tiếp tục. Hiện nay, mặc dù bệnh nhi được theo dõi điều trị tích cực nhưng do hồng cầu dung tích của bệnh nhi vẫn còn khá cao, nên nguy cơ tái sốc còn có thể xảy ra.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra nhiều và có nhiều ca bệnh nặng vào mùa mưa. Tại thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết gia tăng và nặng là hiện tượng cần lưu ý.
Điều kiện thời tiết thay đổi, thuận lợi cho việc phát triển dịch bệnh sốt xuất huyết. Điều đáng lo ngại nhất chính là nếu theo dõi không kỹ, diễn tiến bệnh nhanh, khiến cho bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương não, cơ tim, có khả năng dẫn đến nguy cơ tử vong cao... Điều đó sẽ tạo nên sự khó khăn trong quá trình điều trị.
Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần có biện pháp kiểm soát muỗi gây bệnh sốt xuất huyết bằng cách: Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giảm thiểu các khu vực có nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước, mắc màn cho trẻ khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi khi có dịch…
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ. Chế độ ăn uống phải phù hợp với lứa tuổi, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật.
- Dùng thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ điều trị, lau mát cơ thể bé bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… và nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ hoa quả và thực phẩm để trẻ tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Tái khám theo sự chỉ định của bác sỹ điều trị.
- Trẻ cần được đưa vào viện khi có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, chảy máu cam, chảy máu răng, bỏ ăn…
Bình luận của bạn