Như Trung Quốc, Việt Nam, Phiippines, Indonesia, Ấn Độ và nhiều vùng ở Bangladesh có nguy cơ này vì các chợ gia cầm ở những vùng đông dân cư. Theo bản đồ hướng dẫn xác định các điểm nóng H7N9 tiềm năng, châu thổ sông Hồng và sông Mekong của Việt Nam có nguy cơ bùng phát.
Bên cạnh đó là nhiều trung tâm đô thị duyên hải phía đông và đông nam Trung Quốc là những nơi chưa có báo cáo về dịch H7N9, vùng Bengal thuộc Ấn và Bangladesh, các khu vực hẻo lánh của Indonesia và Philippines.
H7N9 dòng cúm gia cầm thứ hai, cùng với H5N1, xuất hiện trong những năm gần đây ở các chợ tươi sống, nơi mà người bán hàng dễ bị tiếp xúc với gà vịt nhiễm dịch này.
H5N1 nguy hiểm đối với người hơn H7N9, nhưng việc lây qua gia cầm dễ phát hiện hơn, do loài gia cầm thường có các triệu chứng bị nhiễm virus này. Trong khi H7N9 không có những triệu chứng, điều có nghĩa súc vật có thể không có dấu hiệu bị nhiễm.
Nghiên cứu cho biết: “sự lan truyền chậm về địa địa lý của H7N9 ở các tỉnh miền trung và miền nam Trung Quốc cho thấy dù có các nỗ lực kiểm soát nghiêm ngặt, rất khó kiểm soát H7N9 ở các chợ gia cầm. Nó có thể phát tán thông qua sự phân phối, thông qua việc đã có một số ca nhiễm nơi người”.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học thuộc Đại học tự do Brussels (Bỉ), Viện nghiên cứu gia súc gia cầm quốc tế, đại học Oxford và Trung tâm phòng chống kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc.
Dựa vào các chứng cứ có được từ vùng đông bắc Trung Quốc, nơi có sản lượng gà cao, các nhà nghiên cứu nói những trang trại công nghiệp không giữ vai trò đáng kể trong việc làm lây nhiễm H7N9 ở đó.
Nghiên cứu này ủng hộ nghiên cứu trước đó, vốn nêu các nông trại nhỏ lẻ, nơi gia cầm dễ tiếp xúc với gia cầm hoang, và việc buôn bán gia cầm nhiễm bệnh ở các chợ chính là những kênh chính làm lây nhiễm H7N9.
Ban đầu, H7N9 đã gieo rắc nỗi lo ngại, rằng nó có thể đột biến để trở thành dễ lây giữa người với người, điều có thể dẫn đến một đại dịch toàn cầu. Nhưng các cán bộ Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới nói chưa có bằng chứng nhiễm dịch này từ người qua người, dù có vài trường hợp lây giữa người qua người trong cùng một gia đình.
Tân Hoa Xã ngày 17/6 đưa tin một nam bệnh nhân họ Wu, 42 tuổi, đã tử vong vì nhiễm H7N9 ở tỉnh Quảng Đông (nam Trung Quốc). Wu được cho là nhiễm virus này từ ngày 9.6. Trước đó, ngày 4.5, một bệnh nhân nhiễm H7N9 cũng chết ở thủ phủ Quảng Châu của tỉnh trên.
Riêng tháng 4 có 5 bệnh nhân nhiễm H7N9 tử vong ở tỉnh Quảng Đông. Năm nay đã có hơn 120 người Trung Quốc nhiễm virus này, gồm hàng chục bệnh nhân tử vong.
Bình luận của bạn