Những cách giữ gìn sức khỏe khi “xách ba lô lên và đi”

1. Luôn chuẩn bị sẵn sàng

Hãy tìm đọc cẩm nang sức khỏe và du lịch thế giới của Cục y tế thế giới để biết về những thông tin liên quan đến các nguy cơ gây bệnh ở từng nước và những gì bạn cần phải chuẩn bị.

Điều quan trọng nhất là lên lịch hẹn với một bác sĩ chuyên về vấn đề du lịch hoặc về nơi bạn chuẩn bị đến ít nhất 4 tuần trước khi bạn khởi hành, trích lời chuyên gia sức khỏe cộng đồng của Hội y tế thế giới, tiến sĩ Gilles Poumerol.

Một bác sĩ chuyên về du lịch sẽ cung cấp cho bạn những loại vắc xin tối thiểu và cần thiết cho chuyến đi cũng như thảo luận về những vấn đề liên quan đến y tế khi bạn đi du lịch nước ngoài.

2. Làm bảo hiểm

Ở những nơi hệ thống y tế giới hạn thì bạn chỉ có thể chăm sóc y tế ở bệnh viện tư và sẽ tốn khá nhiều tiền.

Hãy hỏi công ty bảo hiểm y tế của bạn xem chính sách của họ có áp dụng ở nước ngoài không và họ có giải quyết cho những chi phí ở bệnh viện nước ngoài không. Nếu không, bạn nên xem xét đến một số công ty có gói bảo hiểm y tế du lịch ngắn hạn với mức giá hợp lí. Bạn có thể xem ở website danh sách những hãng bảo hiểm này trong mục du lịch của Bộ Ngoại .

3. Chuẩn bị hành lý kỹ càng

Kể cả khi bạn có muốn mang thêm một đôi giày, bạn cũng nên để chỗ trống đó cho những tài liệu y tế quan trọng và những dụng cụ phù hợp.

Bạn nên mang theo một bộ dụng cụ y tế bao gồm những loại thuốc thường dùng, thuốc kháng sinh, kim tiêm vô trùng, và bộ sơ cứu cơ bản: băng, gạc, thuốc giảm đau,… Bạn sẽ không tìm được đầy đủ mọi thứ đó trong một nhà thuốc bình thường.

Poumerol cũng đề nghị bạn nên mang tờ ghi chú của bác sĩ bằng tiếng Anh và bằng ngôn ngữ của nước bạn chuẩn bị đến để giải thích về những loại thuốc bạn mang theo trong chuyến đi; một số nước có thể cấm những loại thuốc được cho phép lưu hành ở nước bạn. Những chuyên gia khác cũng khuyên bạn nên mang theo một tờ ghi chú về tất cả những thiết bị y tế có thể bị hư trong quá trình chạy qua máy dò ở sân bay.

Đem theo danh bạ những số gọi khẩn cấp cũng là một việc quan trọng. Trong danh bạ đó nên có số của đại sứ quán, tổng lãnh sự quán ở địa phương nơi bạn đến, số của người thân để thông báo trong trường hợp bạn bị bệnh và số công ty bảo hiểm của bạn.


4. Đừng chờ đợi

Bốn vấn đề về y tế mà người du lịch gặp nhiều nhất là bệnh về đường ruột, bệnh về đường hô hấp (ho, cảm cúm, viêm phổi), bị đau hoặc bị thương (những vết cắt, cào, bầm tím).

Ngay cả những bệnh về dạ dày thường gặp do ăn hoặc uống trên chuyến đi cũng có thể nhanh chóng biến chứng thành chứng mất nước nghiêm trọng.

Nếu bạn cảm thấy không khỏe khi đang ở trên một đất nước lạ, hãy tìm đến mọi nguồn giúp đỡ càng sớm càng tốt. Hãy hỏi tiếp tân trong khách sạn của bạn về cơ sở y tế gần bạn nhất. Công ty bảo hiểm y tế và đại sứ quán cũng sẽ có danh sách những cơ sở có thể tiếp bạn bằng tiếng Việt ở địa phương đó.

5. Hãy cẩn thận

Bạn phải chịu trách nhiệm cho sức khỏe của mình. Nếu bạn đang được chữa trị ở nước ngoài, hãy hỏi những nhân viên y tế ở đó về dụng cụ khử trùng của họ; tiến sĩ Gilles cho biết những dụng cụ tiêm phòng phải được ngâm trong nước sôi ít nhất 30 phút hoặc chỉ được sử dụng duy nhất một lần. Và hãy chắc chắn rằng bác sĩ và y tá luôn đeo găng tay để đề phòng sự trao đổi chất.

Giới hạn lượng cồn bạn tiếp nhận vào cơ thể sẽ giúp bạn tập trung vào việc bảo vệ an toàn cho bản thân hơn, Gilles nói. Nếu như đầu óc bạn vẫn còn giữ được tỉnh táo, cơ thể của bạn cũng sẽ như thế.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa