Dưới đây là những thông tin cơ bản về cúm A/H7N9 được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra trong thời gian gần đây.
1. Virus cúm A (H7N9) là gì?
Virus cúm gia cầm A H7 là một nhóm virus cúm thường lưu hành ở chim. Virus cúm gia cầm A(H7N9) là một phân nhóm của nhóm virus H7. Mặc dù một số loại virus H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) đã từng đôi khi gây bệnh ở người, song chưa có trường hợp nhiễm virus H7N9 ở người nào được ghi nhận cho tới khi có những báo cáo gần đây từ Trung Quốc.
Không tiếp xúc gần với gia cầm
2. Triệu chứng chính của người nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) là gì?
Cho tới nay, phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đều bị viêm phổi nặng. Triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên thông tin về triệu chứng đầy đủ mà bệnh nhiễm cúm gia cầm A(H7N9) có thể gây ra vẫn còn hạn chế.
3. Vì sao bây giờ loại virus này lại nhiễm trên người?
Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi này do vẫn chưa biết được nguồn phơi nhiễm của những trường hợp nhiễm. Tuy nhiên, phân tích gene của những virus này cho thấy mặc dù chúng tiến hóa từ virus cúm gia cầm (chim), song chúng có thể lây nhiễm sang động vật có vú một cách dễ dàng hơn so với các virus cúm gia cầm khác.
4. Virus cúm gia cầm A/H7N9 có gì khác với các loại virus cúm gia cầm A/H1N1 và A/H5N1 không?
Có. Cả ba đều là virus cúm A, song chúng khác biệt. Virus H7N9 và H5N1 được coi là virus gây bệnh cúm ở động vật và đôi khi gây bệnh cho người. Có thể phân chia virus H1N1 thành những loại thường gây bênh trên người và những loại thường gây bệnh trên động vật.
5. Con người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 như thế nào?
Tại thời điểm này chưa biết được con người đang bị lây nhiễm như thế nào. Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc với môi trường nơi động vật được nuôi giữ . Virus đã được tìm thấy ở gà, vịt và chim bồ câu nuôi chuồng tại các khu chợ bán gia cầm tươi sống gần khu vực có các trường hợp đã được báo cáo.. Khả năng lây truyền từ động vật sang người, cũng như khả năng lây truyền từ người sang người hiện vẫn đang được tiến hành điều tra.
6. Làm thế nào để dự phòng lây nhiễm virus cúm A/H7N9?
Mặc dù cả nguồn và phương thức lây nhiễm đều chưa xác định được, song cần tuân thủ các thực hành vệ sinh cơ bản để phòng ngừa lây nhiễm. Những thực hành vệ sinh này bao gồm các biện pháp vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rửa sạch tay là cách phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng
Vệ sinh tay:
- Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thực phẩm; rửa tay trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; rửa tay khi tay bị bẩn, và khi chăm sóc cho người thân bị ốm. Vệ sinh tay cũng sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm cho chính bạn (do tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn) và lây nhiễm cho bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong bệnh viện.
- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước khi nhìn rõ vết bẩn; nếu không nhìn thấy vết bẩn, thì rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.
Vệ sinh hô hấp:
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, giấy ăn, tay áo hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho; bỏ giấy ăn vào thùng rác ngay sau khi dùng; vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp.
7. Ăn các sản phẩm thịt, chẳng hạn thit gia cầm và thịt lợn có an toàn không?
Virus cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Vì virus cúm gia cầm được bất hoạt ở nhiệt độ thông thường được sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt nhiệt độ 70°C— rất nóng — không có phần nào còn màu hồng), ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách hoàn toàn an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được.
Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.
Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện phải nấu chín và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.
8. Cách chế biến thịt an toàn như thế nào?
Luôn luôn để riêng thịt sống và thịt đã được nấu chín hoặc thịt đã được chế biến để có thể ăn ngay nhằm tránh bị nhiễm bẩn. Không dùng chung thớt và dao để chế biến thịt sống với các thực phẩm khác. Không chế biến cùng lúc thực phẩm sống và chín khi chưa rửa tay giữa mỗi lần và không để thực phẩm đã nấu chín lại vào đĩa hoặc bề mặt chúng đã tiếp xúc trước khi được nấu chín. Không sử dụng trứng sống hoặc trứng luộc sơ khi chế biến thực phẩm nếu sau đó chúng không được xử lý nhiệt hoặc nấu chín. Sau khi chế biến thịt sống, rửa tay kỹ với xà phòng và nước. Rửa sạch và tẩy trùng tất cả các bề mặt và dụng cụ nấu ăn có tiếp xúc với thịt sống.
Hiện nay, các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đang nghiên cứu các loại thuốc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh cúm A/H7N9 này
9. Đến các chợ bán động vật sống và trang trại ở những vùng đã có các ca nhiễm cúm gia cầm được ghi nhận có an toàn không?
Khi đến các khu chợ bán động vật sống, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật. Nếu bạn sống ở trang trại và chăn nuôi động vật để làm thực phẩm, như lợn và gia cầm, thì hãy đảm bảo cho trẻ em tránh xa những động vật bị bệnh hoặc chết; tách biệt các loài động vật khác nhau càng xa càng tốt; và thông báo ngay cho nhà chức trách địa phương khi có động vật bị bệnh hoặc chết. Không nên giết mổ và chế biến thịt những động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh để ăn.
10. Gia cầm và các khu chợ gia cầm sống có phải là nguồn lây nhiễm hay không?
Mặc dù có một vài bằng chứng chỉ ra rằng gia cầm sống là một nguồn lây bệnh, vẫn chưa thể khẳng định được gia cầm sống là nguồn nhiễm bệnh chủ yếu hoặc là nguồn duy nhất. Cũng chưa có đủ bằng chứng cớ để loại trừ các động vật khác hay môi trường khác là những nguồn lây nhiễm.
11. Có vaccin phòng virus cúm gia cầm A/H7N9 không?
Hiện chưa có vaccin phòng nhiễm cúm gia cầm A/H7N9. Tuy nhiên, virus đã được phân lập và định dạng từ những ca mắc cúm đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc bào chế vaccin là lựa chọn những virus ứng cử viên có thể đưa vào vaccin. WHO sẽ phối hợp với các đối tác tiếp tục định dạng các loại virus cúm gia cầm A/H7N9 hiện có để xác đinh các chủng virus ứng cử viên tốt nhất. Sau đó những virus ứng cử viên cho vaccin này có thể được sử dụng để bào chế vaccin nếu cần thiết.
12. Đã có cách điều trị cúm gia cầm A/H7N9 chưa?
Khi sử dụng các thuốc kháng virus được biết đến như các chất ức chế men neuraminidase khi mới mắc bệnh, nó hiệu quả đối với điều trị nhiễm virus cúm mùa và cúm A/H5N1. Vào thời điểm này, kinh nghiệm về việc sử dụng các loại thuốc này trong điều trị nhiễm cúm A/H7N9 vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, các virus cúm có thể trở nên kháng thuốc với các loại thuốc này.
13. Công chúng nói chung có nguy cơ mắc virus cúm gia cầm A/H7N9 không?
Chúng ta vẫn chưa có đủ hiểu biết về những nhiễm virus này để khẳng định khả năng về nguy cơ đáng kể của việc virus lây lan trong cộng đồng. Khả năng này là chủ đề của các cuộc điều tra dịch tễ học hiện đang được tiến hành.
14. Loại virus cúm này có đe dọa gây ra đại dịch không?
Bất kỳ loại virus cúm động vật nào phát triển khả năng gây bệnh cho người về lý thuyết đều có nguy cơ gây đại dịch. Tuy nhiên, khả năng virus cúm gia cầm A/H7N9 có thể thực sự gây ra đại dịch hay không vẫn còn chưa được biết. Chúng ta biết rằng các loại virus cúm động vật khác đôi khi gây bệnh cho con người song tới nay chưa từng gây ra đại dịch.
1. Virus cúm A (H7N9) là gì?
Virus cúm gia cầm A H7 là một nhóm virus cúm thường lưu hành ở chim. Virus cúm gia cầm A(H7N9) là một phân nhóm của nhóm virus H7. Mặc dù một số loại virus H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) đã từng đôi khi gây bệnh ở người, song chưa có trường hợp nhiễm virus H7N9 ở người nào được ghi nhận cho tới khi có những báo cáo gần đây từ Trung Quốc.
Không tiếp xúc gần với gia cầm
2. Triệu chứng chính của người nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) là gì?
Cho tới nay, phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đều bị viêm phổi nặng. Triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên thông tin về triệu chứng đầy đủ mà bệnh nhiễm cúm gia cầm A(H7N9) có thể gây ra vẫn còn hạn chế.
3. Vì sao bây giờ loại virus này lại nhiễm trên người?
Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi này do vẫn chưa biết được nguồn phơi nhiễm của những trường hợp nhiễm. Tuy nhiên, phân tích gene của những virus này cho thấy mặc dù chúng tiến hóa từ virus cúm gia cầm (chim), song chúng có thể lây nhiễm sang động vật có vú một cách dễ dàng hơn so với các virus cúm gia cầm khác.
4. Virus cúm gia cầm A/H7N9 có gì khác với các loại virus cúm gia cầm A/H1N1 và A/H5N1 không?
Có. Cả ba đều là virus cúm A, song chúng khác biệt. Virus H7N9 và H5N1 được coi là virus gây bệnh cúm ở động vật và đôi khi gây bệnh cho người. Có thể phân chia virus H1N1 thành những loại thường gây bênh trên người và những loại thường gây bệnh trên động vật.
5. Con người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H7N9 như thế nào?
Tại thời điểm này chưa biết được con người đang bị lây nhiễm như thế nào. Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc với môi trường nơi động vật được nuôi giữ . Virus đã được tìm thấy ở gà, vịt và chim bồ câu nuôi chuồng tại các khu chợ bán gia cầm tươi sống gần khu vực có các trường hợp đã được báo cáo.. Khả năng lây truyền từ động vật sang người, cũng như khả năng lây truyền từ người sang người hiện vẫn đang được tiến hành điều tra.
6. Làm thế nào để dự phòng lây nhiễm virus cúm A/H7N9?
Mặc dù cả nguồn và phương thức lây nhiễm đều chưa xác định được, song cần tuân thủ các thực hành vệ sinh cơ bản để phòng ngừa lây nhiễm. Những thực hành vệ sinh này bao gồm các biện pháp vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rửa sạch tay là cách phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng
Vệ sinh tay:
- Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thực phẩm; rửa tay trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; rửa tay khi tay bị bẩn, và khi chăm sóc cho người thân bị ốm. Vệ sinh tay cũng sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm cho chính bạn (do tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn) và lây nhiễm cho bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong bệnh viện.
- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước khi nhìn rõ vết bẩn; nếu không nhìn thấy vết bẩn, thì rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.
Vệ sinh hô hấp:
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, giấy ăn, tay áo hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho; bỏ giấy ăn vào thùng rác ngay sau khi dùng; vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp.
7. Ăn các sản phẩm thịt, chẳng hạn thit gia cầm và thịt lợn có an toàn không?
Virus cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Vì virus cúm gia cầm được bất hoạt ở nhiệt độ thông thường được sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt nhiệt độ 70°C— rất nóng — không có phần nào còn màu hồng), ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách hoàn toàn an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được.
Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.
Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện phải nấu chín và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.
8. Cách chế biến thịt an toàn như thế nào?
Luôn luôn để riêng thịt sống và thịt đã được nấu chín hoặc thịt đã được chế biến để có thể ăn ngay nhằm tránh bị nhiễm bẩn. Không dùng chung thớt và dao để chế biến thịt sống với các thực phẩm khác. Không chế biến cùng lúc thực phẩm sống và chín khi chưa rửa tay giữa mỗi lần và không để thực phẩm đã nấu chín lại vào đĩa hoặc bề mặt chúng đã tiếp xúc trước khi được nấu chín. Không sử dụng trứng sống hoặc trứng luộc sơ khi chế biến thực phẩm nếu sau đó chúng không được xử lý nhiệt hoặc nấu chín. Sau khi chế biến thịt sống, rửa tay kỹ với xà phòng và nước. Rửa sạch và tẩy trùng tất cả các bề mặt và dụng cụ nấu ăn có tiếp xúc với thịt sống.
Hiện nay, các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đang nghiên cứu các loại thuốc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh cúm A/H7N9 này
9. Đến các chợ bán động vật sống và trang trại ở những vùng đã có các ca nhiễm cúm gia cầm được ghi nhận có an toàn không?
Khi đến các khu chợ bán động vật sống, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật. Nếu bạn sống ở trang trại và chăn nuôi động vật để làm thực phẩm, như lợn và gia cầm, thì hãy đảm bảo cho trẻ em tránh xa những động vật bị bệnh hoặc chết; tách biệt các loài động vật khác nhau càng xa càng tốt; và thông báo ngay cho nhà chức trách địa phương khi có động vật bị bệnh hoặc chết. Không nên giết mổ và chế biến thịt những động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh để ăn.
10. Gia cầm và các khu chợ gia cầm sống có phải là nguồn lây nhiễm hay không?
Mặc dù có một vài bằng chứng chỉ ra rằng gia cầm sống là một nguồn lây bệnh, vẫn chưa thể khẳng định được gia cầm sống là nguồn nhiễm bệnh chủ yếu hoặc là nguồn duy nhất. Cũng chưa có đủ bằng chứng cớ để loại trừ các động vật khác hay môi trường khác là những nguồn lây nhiễm.
11. Có vaccin phòng virus cúm gia cầm A/H7N9 không?
Hiện chưa có vaccin phòng nhiễm cúm gia cầm A/H7N9. Tuy nhiên, virus đã được phân lập và định dạng từ những ca mắc cúm đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc bào chế vaccin là lựa chọn những virus ứng cử viên có thể đưa vào vaccin. WHO sẽ phối hợp với các đối tác tiếp tục định dạng các loại virus cúm gia cầm A/H7N9 hiện có để xác đinh các chủng virus ứng cử viên tốt nhất. Sau đó những virus ứng cử viên cho vaccin này có thể được sử dụng để bào chế vaccin nếu cần thiết.
12. Đã có cách điều trị cúm gia cầm A/H7N9 chưa?
Khi sử dụng các thuốc kháng virus được biết đến như các chất ức chế men neuraminidase khi mới mắc bệnh, nó hiệu quả đối với điều trị nhiễm virus cúm mùa và cúm A/H5N1. Vào thời điểm này, kinh nghiệm về việc sử dụng các loại thuốc này trong điều trị nhiễm cúm A/H7N9 vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, các virus cúm có thể trở nên kháng thuốc với các loại thuốc này.
13. Công chúng nói chung có nguy cơ mắc virus cúm gia cầm A/H7N9 không?
Chúng ta vẫn chưa có đủ hiểu biết về những nhiễm virus này để khẳng định khả năng về nguy cơ đáng kể của việc virus lây lan trong cộng đồng. Khả năng này là chủ đề của các cuộc điều tra dịch tễ học hiện đang được tiến hành.
14. Loại virus cúm này có đe dọa gây ra đại dịch không?
Bất kỳ loại virus cúm động vật nào phát triển khả năng gây bệnh cho người về lý thuyết đều có nguy cơ gây đại dịch. Tuy nhiên, khả năng virus cúm gia cầm A/H7N9 có thể thực sự gây ra đại dịch hay không vẫn còn chưa được biết. Chúng ta biết rằng các loại virus cúm động vật khác đôi khi gây bệnh cho con người song tới nay chưa từng gây ra đại dịch.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn