1. Rạch xương mu
Trong trường hợp khoảng trống khung chậu của sản phụ chưa mở đủ rộng, các bác sĩ sẽ buộc phải can thiệp để đưa em bé ra ngoài. Tuy nhiên ở những nơi không có đủ dụng cụ y tế phù hợp, bác sĩ thường sử dụng cưa và cưa cho tới khi đạt được độ rộng vừa đủ.
Thoạt nghe, nhiều người nghĩ phương pháp "cổ lỗ" trên có từ thời Trung cổ nhưng thực chất, các bác sĩ Ireland đã áp dụng cách này vào thập niên 1940 và 1980.
Các sản phụ không được thông báo trước về những phương cách bác sĩ sẽ tiến hành và hậu quả để lại thường rất khủng khiếp. Bệnh nhân không thể đi lại bình thường, bị nhiễm trùng và gặp vấn đề nghiêm trọng về cột sống.
Sự việc chỉ được phơi bày khi các nhóm bệnh nhân sống sót đấu tranh đòi lại sự công bằng và một số phòng ban y tế đã chính thức gửi lời xin lỗi tới nạn nhân. Nhưng những gì mà người bệnh phải chịu vô cùng đau đớn, khốc liệt.
2. Tiêm virus sốt rét vào người
Julius Wagner-Jauregg là người đầu tiên nhận được giải Nobel trong lĩnh vực tâm thần học. Nhưng ông cũng nằm trong số ít những bác sĩ tâm thần học áp dụng phương pháp chữa bệnh sinh học độc đáo là tiêm virus sốt rét vào người bệnh nhân để chữa bệnh giang mai.
Khuẩn sốt rét sẽ gây sốt cao, nuốt chửng xoắn khuẩn giang mai rồi sau đó, bác sĩ điều trị căn bệnh sốt rét cho bệnh nhân. Phải nói thêm rằng, vào thời điểm đó, giới y học đã phát triển khá thành công loại thuốc chữa sốt rét. Nhờ vậy mà bác sĩ Wagner đã đạt giải Nobel Y học vào năm 1927.
Ông còn tiếp nhận quản lý nhà thương điên vào đầu thế kỷ XX tại Austria với các bệnh nhân gặp tình trạng sức khỏe sa sút vì căn bệnh như thương hàn và viêm phổi.
3. Liệu pháp cười
Chúng ta đều hiểu, nụ cười rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết, giơ tay lên trời và "cười như điên" thực chất lại là cách chữa bệnh phổ biến tại nhiều nước như Ấn Độ.
Phương pháp này là kết quả từ những nỗ lực của tiến sĩ Madan Kataria. Vào thập niên 1970 tại Mumbai, ông đã đưa tiếng cười vào liệu pháp chữa bệnh chung.
Phương pháp này được thực hiện theo nhóm. Bắt đầu với một nhóm nhỏ từ 40 năm trước, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện 5.000 nhóm cười cùng nhau để chữa bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng những tràng cười có thể giúp cơ thể chúng ta sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật.
4. Liệu pháp ong đốt
Bị ong đốt không hề dễ chịu chút nào, nhưng điều đó lại tốt cho sức khỏe của bạn. Nọc độc của ong rất có ích trong việc chữa bệnh viêm khớp và từ lâu đã được sử dụng để giảm đau.
Người Ai Cập cổ đại đã từng sử dụng nọc độc của ong để chữa bệnh cho người bị viêm khớp, kết quả thu được khá khả quan. Chính vì vậy phương pháp này được áp dụng để điều trị những căn bệnh liên quan tới cơn đau, ví dụ như xơ cứng khớp.
Ong còn sống sẽ được giữ bằng một chiếc nhíp và đưa lại gần da người tham gia rồi để chúng đốt. Thông thường, ong sẽ được nuôi bởi chính bệnh nhân và một số phương pháp điều trị còn yêu cầu phải để ong đốt 80 lần mỗi ngày.
... tới hiện đại...
5. Liệu pháp cát sa mạc
Tại Siwa - một ốc đảo nằm ở thành phố Cairo (Ai Cập) tồn tại một niềm tin từ thời cổ đại rằng, cát nóng có chứa chất chữa bệnh. Chính vì vậy không chỉ dân địa phương mà khách du lịch thường xuyên vùi mình trong cát để chữa các bệnh ngoài da và những bệnh khác.
Đầu tiên, họ sẽ đào một cái hố vào buổi sáng để hấp thụ tất cả những tia nắng tốt nhất của Mặt trời. Tới khoảng 2h trưa, các bệnh nhân sẽ nằm xuống hố cát và đắm mình trong làn cát, ngoại trừ phần đầu.
Phần cát bị ướt do mồ hôi chảy ra sẽ được nhanh chóng thay thế với cát khô cùng sức nóng của sa mạc. Cát càng nóng thì hiệu quả chữa bệnh càng cao.
6. Kích hoạt điểm G
Nếu bạn muốn điểm G "hoạt động" tốt hơn mức bình thường thì phương pháp dưới đây là "bí kíp" cho bạn. Cơ chế của phương pháp này là tăng diện điểm G, nhờ vậy đối tác có thể dễ dàng tìm thấy điểm nhạy cảm này.
Sau khi gây tê, các bác sĩ sẽ tiêm hóa chất vào điểm G để tăng diện tích của nó. Tiêu chuẩn để được tiêm hóa chất khá ngặt nghèo, người phụ nữ phải biết chính xác vị trí điểm G của mình và không có những vấn đề khác như dị ứng hoặc âm đạo rộng.
Chỉ vài giờ sau khi tiêm, bệnh nhân có thể quan hệ như bình thường. 87% phụ nữ được kích hoạt điểm G cảm thấy hài lòng với kết quả, họ dễ đạt cực khoái hơn và có đời sống tình dục tốt hơn trước.
7. Cấy răng vào mắt
Osteo-odonto-keratoprosthesis là cơ chế điều trị dành riêng cho người có mô mắt bị hỏng. Quy trình "cấy răng vào mắt" (OOKP) phục hồi thị lực bằng cách sử dụng một giác mạc nhân tạo bằng plastic gọi là kính hình trụ và một chiếc răng của chính bệnh nhân. Kính hình trụ này được ghép vào một lỗ khoan trên răng, sau đó tiến hành cấy vào mắt.
Tới khi nào võng mạc còn hoạt động tốt, ánh sáng có thể đi qua kính hình trụ plastic giúp bệnh nhân cải thiện thị lực. Cơ thể sẽ không có phản ứng bài trừ răng vì đây chính là một phần của cơ thể.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp đối với một số dạng mù nhất định. Tỷ lệ phẫu thuật thành công khá cao và dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai.
8. Chữa ung thư da bằng liệu pháp lạnh
Liệu pháp lạnh là một lĩnh vực chuyên biệt của nghiên cứu khoa học. Nhiều người đã từng nghe tới phương pháp đông cứng cơ thể trong phòng lạnh và hi vọng được công nghệ tiến bộ thời tương lai làm hồi tỉnh. Hiện tại, liệu pháp lạnh được sử dụng trong y học để chữa bệnh ung thư da.
Quá trình bao gồm bơm nitơ dạng lỏng vào một miếng vải cotton và đắp lên phần da bị ảnh hưởng. Phương pháp này đôi khi gây ra một số ảnh hưởng như bỏng rộp và đau nhức nhiều ngày trên phần da tiếp xúc với nitơ nhưng sẽ dần phục hồi.
Cũng có trường hợp, phương pháp làm lạnh sẽ để lại sẹo trên da của người bệnh. Nhưng dường như tất cả mọi người đều đánh đổi vì đây là phương pháp rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh ung thư.
9. Phương pháp 3 bố mẹ
Hai mẹ một bố cùng hợp tác để cho ra đời một đứa con là phương pháp mới của y học hiện đang được hợp pháp hóa tại nhiều nước. Dù vấp phải sự phản đối, phương pháp này vẫn được một số người ủng hộ vì nó có khả năng loại bỏ những căn bệnh di truyền lây từ bố mẹ chính thức của đứa trẻ sang con của họ.
DNA có nhân của người mẹ sẽ được cấy vào trứng của người hiến tặng. DNA này đã được loại bỏ và chỉ còn chứa các ty lạp thể khỏe mạnh. Sau đó tinh trùng của người cha được cấy vào và đứa trẻ sinh ra với những đặc tính di truyền của bố, mẹ và cả người hiến tặng. DNA có nhân sẽ mang những nét đặc trưng như mắt và màu tóc. Chính vì vậy, đứa trẻ vẫn có những nét chủ yếu của bố mẹ ruột.
Tuy nhiên liệu pháp này tồn tại một số vấn đề. Nó dấy lên câu hỏi rằng, liệu chúng ta có nên chối bỏ nguồn gốc tự nhiên của mình hay không. Dù phương pháp này giúp rất nhiều người loại bỏ được các bệnh di truyền, nhưng nhiều người cho rằng cách làm này sẽ dẫn tới sự vô tính của loài người.
Bình luận của bạn