Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp, phù do tim đã kháng với liệu pháp glucosid, cổ trướng do xơ gan hay phù suy tim do thận. Ngoài ra còn được dùng trong các trường hợp phù ngoại biên do tắc nghẽn cơ học hoặc do biến đổi thành tĩnh mạch. Furosemid thường được dùng phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp ở thể vừa và nhẹ.
Thận trọng khi dùng furosemid cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng, trường hợp này nên tiến hành liệu pháp trong bệnh viện. Trong trường hợp hôn mê gan và mất chất điện giải, không nên sử dụng furosemid cho đến khi tình trạng cơ bản được cải thiện. Nếu tăng nitơ huyết, vô niệu, bệnh nhân nặng và tiến triển xảy ra trong quá trình điều trị, nên ngừng sử dụng furosemid.
Những trường hợp ù tai và suy giảm thính lực có phục hồi hoặc không phục hồi được cho là độc tính của furosemid lên thính giác. Nguyên nhân có thể do tiêm nhanh, suy thận trầm trọng, liều dùng vượt quá nhiều lần liều chỉ định hoặc do dùng cùng lúc với các kháng sinh loại aminoglycosid, acid ethacrynic và những thuốc có độc tính trên tai khác. Giảm natri huyết có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị suy tim sung huyết nghiêm trọng mà lại phù nặng, đặc biệt khi dùng liều cao furosemid phối hợp với chế độ dinh dưỡng ít muối ăn. Furosemid có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ.
Không nên dùng furosemid cho bệnh nhân bị tăng canxi huyết, đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc thiểu niệu vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.
Bình luận của bạn