Rực rỡ sắc xuân chợ Tết Tây Bắc

Chợ Tết Tây Bắc đông vui và nhộn nhịp

Chọn đào chuẩn cho Tết thêm tươi

Thị trường Tết: Không ngại thiếu hàng, chỉ lo sức mua kém

Ngày Tết thắp hương như thế nào?

Mách nhỏ cách chọn hạt dưa ngon ngày Tết

Phiên chợ Tết đông vui gấp bội ngày thường, bởi ai ai cũng muốn xuống phiên chợ cuối năm để mua bán hàng hóa, sắm sửa cho ngày Tết, để giao lưu bạn bè, chúc mừng nhau sang năm mới nhiều may mắn và sức khỏe dồi dào. Họ mang tới chợ những sản vật mình có để mua bán trao đổi. Có những người mong đến phiên chợ để được giao lưu, gặp gỡ và uống vài chén rượu đến say mèm...

Chợ Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai)

Đến với Si Ma Cai (Lào Cai), nhiều người hẳn sẽ phải ngỡ ngàng trước khung cảnh nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu của chợ phiên nơi đây. Là một trong những phiên chợ lớn nhất vùng Tây Bắc, chợ Cán Cấu chỉ họp vào thứ 7 hàng tuần nên rất đông vui, nhộn nhịp. Phiên chợ tập trung chủ yếu là người Mông Hoa, Giáy, Dao... Đối với người dân vùng cao, đi chợ không chỉ đơn giản để mua bán hàng hóa, mà còn để được giao lưu, trao đổi sau những ngày lao động mệt nhọc. Vì vậy trên khắp các nẻo đường, từ sườn núi, những con dốc, đường mòn, bà con dân tộc người đi bộ, người cưỡi ngựa, đi xe máy rộn ràng đổ về chợ.  Không như một số chợ khác, đã bị lại tạp bởi đa số là hàng hóa Trung Quốc. Ở chợ vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có của người dân tộc. 

Chợ Cán Cấu vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn của người dân tộc (Nguồn: Internet)

Chợ Bát Xát (Lào Cai)

Không nổi tiếng như chợ tình Sapa, chợ phiên Bắc Hà hay chợ phiên Mường Hum... nhưng chợ Bát Xát mang nhiều nét đẹp của một chợ phiên vùng cao. Phiên chợ Tết ở Bát Xát năm nào cũng đông vui. Chợ ngày Tết rực rỡ sắc màu của những chiếc khăn đội đầu, của váy áo của những cô gái Mông. Gian hàng đông khách nhất là hàng bán quần áo, giày dép, thực phẩm ngày Tết. Người dân đi chợ Tết thường tranh thủ mua bán rồi mời nhau vào quán ăn bát thắng cố, bát phở hay uống chén rượu ngô.

Chợ Bát Xát dịp Tết rực rỡ sắc màu (Nguồn: Internet)

Chợ Mèo Vạc (Hà Giang)

Chợ phiên Mèo Vạc nằm trong một thung lũng bốn bên là núi đá. Chợ được mở vào chủ nhật hàng tuần. Chợ là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá của Hà Giang. Chợ phiên Mèo Vạc ẩn chứa trong đó những nét độc đáo khó trộn lẫn với bất cứ chợ nào, thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Phiên chợ Mèo Vạc Hà Giang tụ hội nhiều mặt hàng khác nhau, từ gạo, ngô, rau củ quả đến những mặt hàng gia dụng, động vật nuôi. Đa số đều là hàng "cây nhà lá vườn" trồng được, nuôi được mang ra bán.

Đa số mặt hàng đều là "cây nhà lá vườn"(Nguồn: Internet)

Chợ Xín Mần (Hà Giang)

Từ lâu, chợ Xín Mần đã trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong sắc màu văn hóa người dân vùng biên Hà Giang. Chợ Xín Mần ngày Tết tấp nập khác hẳn những phiên chợ thường ngày.

Phiên chợ ngày Tết tấp nập, khác hẳn những phiên chợ thường ngày (Nguồn: Internet)

Chợ Tết ở đây họp dưới những mái che đơn giản, hoặc bày luôn xuống dưới nền đất. Chợ có đủ các loại hàng Tết như bánh mứt, gà, vịt, quần áo, đồ gói bánh chưng, tiền vàng, tranh ảnh, lịch năm mới... Người mua kẻ bán không mặc cả, không nói thách nên thường việc mua bán diễn ra trong không khí vui vẻ và nhanh chóng.

Huyền Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội