Nhai kẹo cao su có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn khớp thái dương-hàm bao gồm đau hàm liên quan đến các cơ bắp và khớp kết nối hàm dưới với hộp sọ. Thường xuyên nhai kẹo cao su có thể dẫn đến các vấn đề về cơ khớp ở hàm, đầu, cổ gây nhức đầu, đau tai, đau răng.
Nhiều quan niệm truyền thống cho rằng nhai kẹo cao su trước bữa ăn là một cách giúp giảm cân do nó làm giảm cảm giác đói và ăn ít đi. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chứng minh kẹo cao su không những không khiến chúng ta ăn ít hơn mà hương vị bạc hà trong kẹo cao su còn khiến người dùng ăn ít trái cây, rau xanh hơn và tăng ham muốn ăn đồ ăn vặt như khoai tây rán và kẹo, tạo phản ứng ngược.
Kẹo cao su - lợi bất cập hại
Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su còn gây nên hiện tượng đau bụng và đầy hơi do việc nhai và nuốt nhiều không khí trong quá trình nhai. Các chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol và mannitol có trong kẹo cao su có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, lanolin, một thành phần được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da lại có trong kẹo cao su. Đây là một chất sáp màu vàng tiết ra bởi các tuyến bã nhờn của cừu và có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Chất đường trong kẹo cũng là nguyên nhân gây sâu răng.
Ngoài ra, trong kẹo cao su có thành phần gôm là một hỗn hợp khó tiêu hóa, dạ dày không thể phân hủy. Nếu nhai kẹo trong một thời gian dài, sự tích tụ hỗn hợp này tăng lên gây tắc ruột, nhất là đối với trẻ em.
Bình luận của bạn