Những thông tin cần biết về virus HPV và những căn bệnh do HPV gây ra

Tiêm vaccine HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

Nam giới chưa quan hệ "chăn gối" cũng có thể nhiễm HPV?

Ung thư miệng - họng do HPV đang tăng cao ở nam giới

Đã tiêm vaccine HPV có cần tầm soát ung thư cổ tử cung không?

Bị nhiễm HPV phải làm sao, phòng ngừa như thế nào?

HPV phổ biến như thế nào?

Nhiễm trùng HPV rất phổ biến. Theo các chuyên gia, hơn 50% người đã từng quan hệ tình dục bị nhiễm virus HPV. Mặc dù HPV phổ biến nhưng hầu hết những người bị nhiễm HPV không biết mình đang bị nhiễm virus. Nguyên nhân là do virus HPV không gây ra triệu chứng nào và chúng thường tự biến mất. 

Hầu hết những người bị nhiễm virus HPV không biết mình mắc bệnh

Khi nào thì HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục? 

Có nhiều chủng virus HPV, trong đó chủng virus HPV-6 và HPV-11 là những chủng virus thường gây ra mụn cóc. Các bác sỹ gọi các chủng virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục là loại virus có nguy cơ thấp bởi vì những chủng này thường không gây ung thư.

HPV có thể gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục, hậu môn và các bộ phận lân cận của cơ thể. Mụn cóc có thể phát triển vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do vậy nếu bị mụn cóc sinh dục bạn hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám. 

Khi nào thì HPV có thể gây ung thư? 

Các chủng virus có thể gây ra bệnh ung thư được gọi là virus HPV có nguy cơ cao. HPV-16 và HPV-18 là những chủng virus phổ biến có thể dẫn đến ung thư. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao không gây ung thu hoặc các triệu chứng khác. Tuy nhiên, có 5% trường hợp bị nhiễm các chủng virus HPV cao có thể phát triển thành ung thư. Chúng có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn thậm chí ung thư miệng, ung thư vòm họng. 

Virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung

Có nên tiêm phòng vaccine HPV?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tất cả trẻ em (bao gồm cả bé trai và bé gái) ở độ tuổi 11 - 12 nên tiêm vaccine phòng HPV. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi trong 6 tháng. Vaccine có thể bảo vệ trẻ khỏi virus HPV. Nó cũng giúp trẻ có ít nguy cơ bị mụn cóc sinh dục hoặc ung thư liên quan đến HPV. Vaccine hoạt động tốt nhất khi người được tiêm phòng chưa quan hệ tình dục. Nếu bạn chưa được tiêm vaccine khi còn nhỏ bạn vẫn có thể tiêm vaccine phòng ngừa HPV nếu chưa từng quan hệ tình dục. Vaccine này có hiệu quả đối với nam và nữ đến 26 tuổi. 

Ngoài tiêm vaccine tôi nên làm gì để tránh bị nhiễm virus? 

Virus HPV lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục. Bạn có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV bằng cách thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Bạn nên sử dụng bao cao su và chỉ nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng. 

Virus HPV lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến HPV? 

Hiện nay, không có cách chữa nhiễm trùng HPV. Nếu bị nhiễm virus, bạn nên khám sàng lọc nguy cơ ung thư. Các bác sỹ sẽ đề nghị xét nghiệm Pap định kỳ để kiểm tra xem bạn có dấu hiệu ung thư nào liên quan đến HPV không. Nếu họ tìm thấy bất cứ điều gì bất thường, bạn có thể phải làm nhiều xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap hai năm một lần. Phụ nữ đã tiêm vaccine HPV vẫn nên xét nghiệm Pap thường xuyên. 

Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa