Niêm mạc tử cung mỏng: Khó có thai, có cũng dễ sảy!

Niêm mạc tử cung mỏng là lý do vì sao bạn vẫn mãi 1 vạch!

Rối loạn nội tiết – "Thủ phạm" gây mất kinh, vô kinh

Rối loạn nội tiết – Kẻ thù tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ

Da xấu, mất ham muốn, viêm phụ khoa: Do rối loạn nội tiết!

Hiếm muộn, vô sinh vì rối loạn nội tiết tố

BS Lê Huy Tuấn – Chuyên khoa Sản, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội trả lời:

Chào em!

Qua siêu âm, thấy niêm mạc quanh thời điểm rụng trứng của em chỉ đạt 4mm thì đúng là rất mỏng. Niêm mạc mỏng như thế thường khó thụ thai, hoặc dễ bị sảy thai là do không nuôi dưỡng được phôi thai.

Lớp nội mạc tử cung dày mỏng thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt: Sau sạch kinh, niêm mạc tử cung thường dày từ 3 – 5mm; Giữa chua kỳ (quanh thời điểm rụng trứng), niêm mạc tử cung thường dày 8 – 12mm (đây là độ dày thích hợp để trứng đã thụ tinh làm tổ); Ngày cuối chu kỳ, trước khi có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung thường từ 12 – 16mm.

Em nên theo dõi một vài chu kỳ tiếp theo để xem độ dày niêm mạc tử cung giữa chu kỳ thay đổi như thế nào. Nếu trong thời kỳ rụng trứng, niêm mạc tử cung đo được qua siêu âm vẫn mỏng em cần xem xét đến các nguyên nhân làm cho niêm mạc tử cung mỏng, như: Thiếu hormone estrogen hoặc niêm mạc tử cung phản ứng bất thường với estrogen, tổn thương nội mạc tử cung, dính lòng tử cung. Tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sỹ theo dõi sẽ tư vấn cho em hướng điều trị phù hợp.

Với nguyên nhân thiếu hormone estrogen – hormone nội tiết tố nữ, em có thể chọn cách bổ sung bằng thuốc hormone thay thế (liệu pháp HRT) hoặc dùng thực phẩm chức năng (liệu pháp hormone tự nhiên) chứa pregnenolone giúp kích thích cơ thể sản sinh những hormone thiếu hụt.

Bên cạnh đó, em nên uống thêm sữa đậu nành, ăn sầu riêng, bơ... sẽ giúp niêm mạc dày lên.

Chúc em hạnh phúc!

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị