Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp

Xét nghiệm máu sau khi lưu thai kiểm tra các bất thường

7 nhóm nguyên nhân chính gây sảy thai liên tiếp

Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai

Những hành động vô tình dễ gây sảy thai cho các mẹ bầu

5 hành động có hại cho thai mẹ bầu cần biết

Khi bị sảy thai liên tiếp, tạm thời gác đau buồn, lo lắng, sợ hãi qua một bên để đi tìm kiếm nguyên nhân nào gây ra điều này qua các thông số khoa học. Khi tìm được nguyên nhân chính xác rồi, hành trình tìm con của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Trong vòng 1 tháng sau khi sảy thai, vợ chồng bạn cần thực hiện ngay những xét nghiệm này:

1. Khám phụ khoa: Cả 2 vợ chồng

Người vợ nên soi tươi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra cầu khuẩn, bạch cầu, nấm… Bởi, nếu mắc các bệnh như lậu, giang mai, nhiễm trùng đường sinh dục, polyp cổ tử cung, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma… có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, khiến thai ngừng phát triển hoặc sảy thai ự nhiên.

2. Xét nghiệm máu: Cả 2 vợ chồng

Người vợ xét nghiệm công thức máu xem có bị mắc các bệnh về máu như: Thiếu máu, bất thường tế bào máu, nhóm máu… hay không. Đồng thời, bạn cũng nên xét nghiệm hóa sinh máu xem có bị mắc bệnh đái tháo đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện bất thường khác (nếu có).

Cả hai vợ chồng nên xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV, HBsAg (viêm gan B), virus Toxo, CMV, Rubella hay không.

3. Xét nghiệm tinh dịch đồ: Chồng

Để kiểm tra và đánh giá số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, độ pH, kháng thể kháng tinh trùng…

Các chỉ số khi xét nghiệm tinh dịch đồ theo chuẩn WHO

4. Xét nghiệm Halosperm tinh trùng: Chồng

Xét nghiệm này sẽ kiểm tra đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, kiểm tra xem tinh trùng có bị dị tật hay không. Nếu tinh trùng bị đứt gãy nhiễm sắc thể, dị tật sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển (thai lưu) hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ.

5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Cả hai vợ chồng

Bất thường nhiễm sắc thể ở người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có thể khiến thai ngừng phát triển, sảy sớm.

6. Xét nghiệm anti phospholipid và anti cardiolipin: Người vợ

Xét nghiệm này cần được thực hiện ngay khi đang có thai hoặc khi vừa mới sảy thai (không quá 1 tháng), bởi nếu bình thường thì tất cả các chỉ số đều âm tính hết.

Anti phosholipid  và anti cardiolipin gọi là hội chứng miễn dịch, khi có sự thụ thai, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi được khiến thai ngừng phát triển.

Nếu không may bị dương tính với hội chứng này, thì khi chuẩn bị có thai và ngay khi bắt đầu phát hiện có thai, mẹ cần phải gặp bác sỹ chuyên gia để theo dõi, điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.

7. Xét nghiệm nội tiết: Người vợ

Những chỉ số cần kiểm tra là: FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone, Progesterone (kiểm tra vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt) và AMH - dự trữ buồng trứng (kiểm tra vào ngày nào cũng được, nhưng để tiện lợi nên kiểm tra cùng ngày với các chỉ số kia.

8. Chụp HSG (chụp vòi trứng tử cung bằng cản quang): Người vợ

Một số bất thường về buồng trứng như tắc vòi trứng, hẹp, giãn vòi trứng; Bất thường về tử cung như tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa, dính lòng tử cung, dính cổ tử cung… chỉ có thể được kiểm tra khi chụp.

Nếu phát hiện thấy có bất thường, bác sỹ theo dõi trực tiếp sẽ gợi ý phương pháp điều trị giúp bạn: Như bơm kháng sinh thông tắc vòi trứng, nong tách dính tử cung, mổ nội soi tử cung… Trong trường hợp tử cung nhi hóa hoặc tử cung xơ hóa không thể mang thai được, thì không có biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể nhờ đến biện pháp mang thai hộ.

Chụp tử cung vòi trứng là một thủ thuật rất đơn giản, chỉ hơi đau tức bụng một chút nhưng cần được bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên, lưu ý là trong tháng chụp, nhất định không được để có thai, vì bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh trước và sau khi chụp để tránh viêm nhiễm.

9. Siêu âm nang thứ cấp: Người vợ

Việc siêu âm này để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm hay không (việc này cũng được coi như là theo dõi trứng).

Khi đã tìm được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, bác sỹ điều trị/theo dõi sẽ có lên phác đồ và có chỉ định cụ thể cho bạn.

Xem thêm cùng chủ đề: 7 nhóm nguyên nhân chính gây sảy thai liên tiếp

Nếu tất cả các kết quả xét nghiệm của bạn đều bình thường, có thể bạn đã rơi vào trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, trong lần có thai kế tiếp, bác sỹ sẽ có chế độ dưỡng thai tích cực như bổ sung nội tiết cho thai phụ để dưỡng thai.
An Nguyên H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa