- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Nội tiết rối loạn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ
Bí mật thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố nữ và chuyện tình dục
Viêm phụ khoa tái phát do không tìm đúng nguyên nhân
Infographic: Khủng hoảng vì suy giảm nội tiết tố nữ
Hiếm muộn, vô sinh vì rối loạn nội tiết tố
Cấu tạo cơ thể con người rất hoàn chỉnh, với 2 hệ thống điều khiển sự hoạt động và phát triển, đó là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hóa hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể. Khi ở trạng thái bình thường, các hormone giữ sự cân bằng trao đổi chất của cơ thể và chức năng sinh lý. Nếu vì một nguyên nhân nào đó phá vỡ sự cân bằng sẽ dẫn đến sự rối loạn nội tiết và gây ra bệnh.
Rối loạn nội tiết dẫn đến vô sinh như thế nào?
Rối loạn nội tiết gây rối loạn rụng trứng
Trung bình, một người phụ nữ sẽ rụng trứng một lần một tháng. Nếu trong thời gian dài không rụng trứng quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, nội mạc tử cung tăng sản, rất bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú. Chính điều này làm tăng nguy cơ gây vô sinh. Rối loạn rụng trứng cũng làm giảm cơ hội thụ thai tự nhiên.
Rối loạn rụng trứng gây vô sinh hiếm muộn
Rối loạn nội tiết dẫn đến nội mạc tử cung
Nội tiết rối loạn làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (dài hơn hoặc ngắn hơn), thời kỳ hoàng thể ngắn hơn dẫn đến nội mạc tử cung phát triển, cản trở sự rụng trứng. Dù trứng có được thụ thai, phôi cũng không thể bám vào để làm tổ, dẫn đến sảy thai sớm.
Thiếu estrogen sẽ khiến lớp nội mạc tử cung mỏng đi. Thừa estrogen, nhưng thiếu progesterone sẽ làm nội mạc tử cung bớt “màu mỡ”. Cả hai trường hợp trên đều làm giảm khả năng thụ thai do khả năng làm tổ và nuôi dưỡng phôi thai giảm sút.
Rối loạn nội tiết dẫn đến các bệnh khác gây vô sinh
Các bệnh như tuyến giáp, u tuyến yên, thận, chức năng hoàng thể không đủ hoặc chức năng hoàng thể không toàn vẹn cũng dẫn đến vô sinh.
Chữa vô sinh hiếm muộn cần phải bổ sung nội tiết tố
Muốn nội tiết hết rối loạn, điều quan trọng là cần bổ sung thêm nội tiết mà cơ thể đang thiếu hụt để cân bằng lại nội tiết, ổn định chức năng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.
Để cân bằng nội tiết tố, biện pháp sử dụng hormone thay thế là phương pháp dường như được ưu tiên hơn cả trong phác đồ điều trị vô sinh hiếm muộn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể là cần thiết, nhưng nó là con dao 2 lưỡi nếu không bổ sung đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Để bổ sung nội tiết tố an toàn, dễ sử dụng mà vẫn đạt được hiệu quả thì nên bổ sung estrogen hoàn toàn từ thảo dược dưới dạng thực phẩm chức năng.
An An H+
Bình luận của bạn