Tình tiết mới trong vụ việc 8 "đại gia sữa" Việt kêu cứu

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý kiến nghị truy thu thuế của Vinamilk và doanh nghiệp sữa

Gom 3 tỷ đô xếp hàng chờ được mua bò

"Bà đầm thép" của Việt Nam nhận giải thưởng từ Thủ tướng New Zealand

Người có công với Vinamilk nhận được gì sau thoái vốn?

Sữa Việt lần đầu tiên gây được ấn tượng tại xứ Bạch Dương

Ngày 4/12/2015, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 10183/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc xem xét, xử lý kiến nghị khẩn cấp được các doanh nghiệp sữa gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Theo Văn bản của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp này và có văn bản trả lời cho các doanh nghiệp; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và 7 doanh nghiệp nhập khẩu sữa đã có văn bản ngày 26/11/2015 gửi Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính) về kiến nghị khẩn cấp phản đối việc áp dụng mã số không có căn cứ với mặt hàng Anhydrous Milkfat (AMF). Theo đó, cái tên thương mại Anhydrous MilkFat hay Anhydrous ButterFat của Tập đoàn Fontera (New Zealand) có thành phần cấu tạo giống nhau, được gọi là dầu bơ khan hoặc chất béo khan từ sữa và được gắn cho mã số hồ sơ 0405.90.10, với thuế suất nhập khẩu 5%.

Tuy nhiên, ngày 20/11 mới đây, Tổng cục Hải quan phát đi thông báo do ông Nguyễn Dương Thái - Phó Tổng cục trưởng ký, đã tách Anhydrous MilkFat hay Anhydrous ButterFat ra thành hai mã hồ sơ khác nhau: Anhydrous MilkFat có mã số 0405.90.90 còn Anhydrous ButterFat được gắn mã 0405.90.10. Trong khi đó, Anhydrous MilkFat bị chịu thuế suất nhập khẩu 15% chứ không còn 5% như trước đây và thực hiện truy thu thuế đối với doanh nghiệp với các lô hàng từ năm 2010.

Trong đơn kêu cứu gửi đến Thủ tướng Chính phủ, 8 doanh nghiệp “đại gia” nhập khẩu, sản xuất sữa trong và ngoài nước cho rằng, ước tính tổng số tiền truy thu thuế “không căn cứ” này buộc họ phải đóng hơn 1.000 tỷ đồng.

Trả lời thắc mắc về việc chấp nhận cho doanh nghiệp khai hai mặt hàng cùng mã hàng hóa những năm qua, đại diện ngành Hải quan cho rằng “có những mặt hàng rất phức tạp” và đây cũng là lý do ngành Hải quan cần kiểm tra sau thông quan để phát hiện các tình huống tương tự. Cơ quan Hải quan cũng khẳng định khoản tiền truy thu dự tính nếu có là khoảng 700 tỷ đồng chứ không tới 1.000 tỷ đồng như thông tin trước đó.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng