Người có công với Vinamilk nhận được gì sau thoái vốn?

Bà Mai Kiều Liên và ban điều hành Vinamilk nhận được gì sau thoái vốn?

Vinamilk: Kiện toàn bộ máy lãnh đạo để phát triển

Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinamilk: "Quyết đoán nhưng không độc đoán"

Nuôi bò sữa 10 năm, lời cả chục nghìn tỷ đồng

Vinamilk là thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam

Kể từ khi Chính phủ tuyên bố thoái vốn khỏi Vinamilk, câu chuyện này đã gây không ít ồn ào trên các phương tiện truyền thông Việt Nam. Người quan tâm kẻ tò mò việc thoái vốn sẽ diễn ra như thế nào, bao giờ thoái, ai mua, sử dụng tiền thu được ra sao… và trông chờ quyết định cuối cùng của Chính phủ sau khi Bộ Tài chính và SCIC trình lên.

Có một điều lạ là rất ít ý kiến đề cập về vai trò của ban điều hành Vinamilk đối với quá trình thoái vốn này...

Từ lý luận tới thực tiễn kinh doanh, khi nhà đầu tư định đầu tư vào công ty nào thì họ đều phải quan tâm đến đội ngũ quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty đó. Nhà đầu tư/cổ đông sẵn sàng “liên minh” với những lãnh đạo giỏi của công ty và tìm mọi cách giữ chân họ (bằng lương bổng, cổ phiếu thưởng tùy theo thành thích và kết quả kinh doanh). Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt thì lợi ích của đội ngũ quản lý phải càng phải lớn, nếu không thì nguy cơ “tan đàn xẻ nghé” là rất cao.

Ở Vinamilk, dường như logic trên vẫn chưa được sáng rõ, những người có công chưa được tưởng thưởng một cách xứng đáng. Chỉ với 0,27% cổ phiếu đang sở hữu, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc VNM, có lẽ là người được lợi ích vào loại tệ nhất trong giới kinh doanh trên thế giới dựa trên thành tích kinh doanh. Cùng với những cộng sự của mình, bà Kiều Liên đã lèo lái một công ty có vốn hóa thị trường chưa đến 100 triệu USD khi cổ phần hóa thành “con bò sữa 10 tỷ USD”.

Ban lãnh đạo Vinamilk chưa năm nào được SCIC bỏ phiếu ủng hộ phát hành cổ phiếu thưởng. Nếu SCIC đã từng làm việc đó thì có lẽ  giá trị “con bò sữa” sẽ còn cao hơn nữa. Thay vì “mua đứt bán đoạn”, có gợi ý là SCIC nên cam kết dành một tỷ lệ nhất định số tiền thu được từ thoái vốn đó để thưởng cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Vinamilk.

Là một người khá kiệm lời và khó tiếp cận đối với giới báo chí, tới thời điểm này bà Kiều Liên vẫn chưa có phát biểu chính thức nào.

Suy cho cùng, bà Liên hiện cũng chỉ là “người làm thuê”, nếu không được trân trọng thì chuyện “dứt áo ra đi” rất dễ xảy ra. Và nếu dự định nghỉ hưu vào năm 2016 của bà Liên trở thành hiện thực, thì chắc nhiều nhà đầu tư sẽ đau đầu để chiêu dụ nhân tài.

Nếu ban lãnh đạo công ty không được có tiếng nói trong việc lựa chọn nhà đầu tư tương lai, xác định xem họ có lợi ích song trùng với Vinamilk hay không, có giúp Vinamilk trở thành một thương hiệu Việt lớn và mạnh hơn hay không, hay chỉ là hành động thâu tóm của hãng sữa đối thủ để rồi dần sóa xổ Vinamilk và thay vào đó là một thương hiệu nước ngoài, thì việc đi hay ở của bà Liên và ekip cũng là chuyện đáng phải cân nhắc, vì lợi ích của chính bà và đồng sự!

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng