Những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến: lậu, chlamydia, herpes...
Tăng nguy cơ lây bệnh tình dục khi tẩy lông vùng kín
Dấu hiệu “cô bé” bị mắc bệnh lây qua đường tình dục
Chống bệnh lây qua đường tình dục bằng... bao cao su
Sành sỏi trên giường, vẫn "ngây thơ" với STDs
Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ Jennifer Wider sẽ cho cung cấp thông tin về 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bạn chưa từng nghe và cách xử lý khi mắc bệnh.
1. Bệnh hạ cam mềm (Chancroid)
Bệnh hạ cam mềm là gì? Về cơ bản, đây là bệnh tình dục gây ra vết loét ở bộ phận sinh dục. Ban đầu, các vết loét sinh ra từ những mụn nhỏ, sau lan rộng, có thể tăng 1 cm chỉ trong 2 ngày.
Triệu chứng: “Đau đớn hoặc chảy máu khi quan hệ là 2 triệu chứng chính của bệnh. Đôi khi, bạn cũng có thể đau khi đi tiểu, thậm chí có thể sưng ở vùng bẹn và dưới rốn” - bác sỹ Jennifer Wider nói.
Điều trị: Hỏi ý kiến bác sỹ để được kê thuốc kháng sinh, đồng thời, thường xuyên kiểm tra “vùng kín” để nhận biết dấu hiệu khác thường.
Các bệnh STDs gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của phụ nữ
2. U nhầy lây (Molluscum Contagiosum):
U nhầy lây là gì? U nhầy lây là bệnh tình dục do virus gây ra, lây do tiếp xúc qua da, không nhất thiết phải qua đường quan hệ tình dục.
Triệu chứng: Da nổi mụn, chứa dịch lỏng và xuất hiện ở bộ phận sinh dục. “Những mụn nước có thể nhỏ bằng đầu kim hay lớn như đầu tẩy bút chì, gây ngứa", bác sỹ Jennifer Wider nói.
Điều trị: Bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét kỹ các mụn, u ở “vùng tam giác”, tùy độ nặng nhẹ mà mổ bỏ u hoặc kê toa thuốc cho bạn.
3. Nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV):
Cytomegalovirus là gì? Bệnh do virus cùng chủng với virus gây bệnh thủy đậu gây ra, lây từ người này sang người khác qua dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch, sữa mẹ. Bệnh cũng lây lan qua đường tình dục, truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc khi cho con bú, hoặc trong quá trình ghép tạng.
Triệu chứng: Hầu hết mọi người không có triệu chứng gì rõ ràng khi nhiễm virus. Trong trường hợp cấp tính, CMV có thể gây ra các triệu chứng hàng loạt như sốt, đau họng, chán ăn, mệt mỏi, xuất hiện hạch bạch huyết.
Điều trị: Do đây là virus nên việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả. Virus hoạt động có giới hạn, thời gian nhất định và một khi virus đã xâm nhập cơ thể con người, CMV sẽ tồn tại trong cơ thể. Do có nhiều chủng CMV nên người ta có thể bị nhiễm CMV nhiều lần. Trong trường hợp nặng, các bác sỹ sẽ kê thuốc kháng virus cho bệnh nhân.
4. Bệnh hột xoài (Lymphogranuloma Venereum):
Bệnh hột xoài là gì? Đây là bệnh nhiễm trùng mạn tính ảnh hưởng toàn bộ hệ thống bạch huyết của bạn, gây ra bởi 3 chủng vi khuẩn, một trong số đó có chủng vi khuẩn gây bệnh chlamydia.
Triệu chứng: Gây đau bụng dưới, tiêu chảy, nổi hạch, đau đớn khi đi tiêu.
Điều trị: Thông thường, đầu tiên, bác sỹ sẽ sinh thiết hạch bạch huyết của bạn. Sau đó, bác sỹ cho bạn dùng thuốc kháng sinh trong vòng 1 tuần sau đó.
Bình luận của bạn