- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Túi mật bình thường (trái) và túi mật có sỏi (phải) - Ảnh siêu âm nội soi
Đề phòng viêm túi mật cấp do sỏi mật
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi mật
Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh sỏi mật
Thừa cân, béo phì - Nguyên nhân gây sỏi mật
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng được đánh giá là phương pháp tốt nhất và nhanh nhất giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh sỏi mật cũng như các vấn đề ở túi mật và ống dẫn mật. Siêu âm ổ bụng có thể là thao tác duy nhất giúp xác định vị trí và đánh giá tình trạng sỏi mật.
Quét túi mật (HIDA scan)
Nếu siêu âm ổ bụng không cho thấy hình ảnh viên sỏi trong túi mật mà bác sỹ vẫn cho rằng túi mật của bạn đang có vấn đề, họ có thể chỉ định quét túi mật. Trong quá trình quét túi mật, bác sỹ sẽ tiêm một chất đánh dấu chất phóng xạ vào tĩnh mạch ở cánh tay và kiểm tra hình ảnh xem túi mật có hoạt động bình thường hay không. Quét túi mật cũng giúp phát hiện một số vấn đề túi mật khác, chẳng hạn như tắc ống dẫn mật.
Nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP)
Các sỹ đang tiến hành nội soi tụy mật ngược dòng để phát hiện bệnh sỏi mật
Thủ thuật này giúp phát hiện sỏi nằm trong các đường ống nối giữa gan với túi mật, tụy và ruột non. Nội soi ERCP được thực hiện bằng cách dùng ống soi mềm có đường kính khoảng chừng ngón tay trỏ đặt qua miệng xuống thực quản vào dạ dày để kiểm tra các ống nối gan với mật, tụy. Nếu có sỏi chặn ống mật chủ, các bác sỹ có thể loại bỏ ngay với các dụng cụ luồn qua ống nội soi.
Xét nghiệm máu
Bao gồm xét nghiệm máu toàn bộ, xét nghiệm chức năng gan và tụy, giúp các bác sỹ chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau bụng là do sỏi mật hay các nguyên nhân khác gây ra.
Siêu âm nội soi (EUS)
Sỏi mật trong ống mật chủ có thể được phát hiện bằng một siêu âm nội soi, phương pháp tương tự như nội soi tụy mật ngược dòng.
* Bệnh sỏi mật có thể gây ra các triệu chứng:
- Đau bụng đột ngột, dữ dội ở ngay dưới xương ức hoặc hạ sườn phải. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc xương bả vai.
- Vàng da.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Tiêu chảy, ớn lạnh, run….
Kim Chi H+
Bình luận của bạn