Cần phát hiện sớm trẻ khiếm thính
Ứng dụng của Microsoft giúp người khiếm thị "nhìn" được
WHO: Gần 32 triệu trẻ em bị khiếm thính trên toàn thế giới
Thiết bị điện tử giúp người điếc "nhìn" được âm thanh
Bệnh khiếm thính có di truyền không?
Vì sao trẻ bị khiếm thính?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khiếm thính như:
- Trong thời kỳ người mẹ mang thai: Nếu mẹ bị viêm nhiễm Rubella lúc mang thai thì khi sinh ra, con có thể bị khiếm thính. Ngoài ra, mẹ uống một số loại thuốc, uống rượu, hút thuốc lá khi mang thai... thì con sinh ra cũng dễ bị khiếm thính.
- Trong quá trình sinh: Các tai biến trong quá trình chào đời như sinh non, ngạt thở, sinh khó, bị vàng da… đều có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị khiếm thính.
- Giai đoạn sơ sinh: Trẻ sinh ra bị các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai, quai bị, nhiễm độc... ảnh hưởng tới tai trong do độc tố của một số vi khuẩn gây bệnh, các thuốc phải sử dụng như kháng sinh gentamycin, neomycin…
Khi bị khiếm thính trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền (bố mẹ hoặc ông bà bị khiếm thính) cũng có thể khiến trẻ bị khiếm thính.
Cách phát hiện khiếm thính:
Ở từng nhóm tuổi của trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau để phát hiện trẻ có bị khiếm thính hay không:
- Trẻ mới sinh: Dựa trên phản xạ nghe – cử động của trẻ. Bình thường trẻ chớp mắt, cử động chân tay, khóc, hoặc giật mình khi có tiếng động. Trẻ bị khiếm thính sẽ không có các đáp ứng trên.
- Trẻ 3 – 6 tháng: Trẻ không hề giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn; Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói; Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc nào đang ngủ trong phòng yên tĩnh.
- Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: Nếu trẻ không có những dấu hiệu sau thì có thể trẻ đã bị khiếm thính: Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát ra âm thanh; Trẻ không hứng thú với đồ chơi phát ra âm thanh. Bé cũng không cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó.
Trẻ không hướng mắt về nơi phát ra âm thanh có thể trẻ bị khiếm thính
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ đã biết nói theo, nói được các từ thông thường như bà, mẹ, ăn... Nếu khiếm thính trẻ biểu hiện chậm nói, nói ngọng, hay không nói được. Trẻ không phản ứng khi người lớn hỏi, gọi hoặc chỉ đáp ứng trước các âm thanh có cường độ lớn.
- Trẻ trên 3 tuổi: Các dấu hiệu như trên ngày càng rõ rệt như nói quá ngọng, chỉ nói được một số phụ âm hay nguyên âm nào đó.
- Trẻ ở lứa tuổi đi học: Trẻ nghe kém, tiếp thu bài chậm, học kém so với các bạn cùng lớp, không tập trung, dễ cáu, không muốn tiếp xúc, trò chuyện, không muốn tham gia các hoạt động tập thể ...
Khi trẻ nghe kém, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám
Điều trị khiếm thính như thế nào?
Trẻ bị khiếm thính do di truyền hay bẩm sinh thì có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trẻ bị khiếm thính do mắc bệnh quai bị, chấn thương đầu, viêm tai giữa, viêm màng não... quá trình chữa bệnh thường khó khăn hơn. Tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây khiếm thính, các bác sỹ sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu trẻ bị bệnh lý ở ống tai ngoài thì nhất định phải điều trị viêm ống tai ngoài. Nếu bị viêm tai giữa, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật bệnh tích của tai giữa, vá lại phần màng nhĩ thủng. Trường hợp bị khiếm thính nặng, khiếm thính sâu không còn phương pháp cứu chữa được thì cha mẹ nên cấy ốc tai cho trẻ. Tuy nhiên, chi phí một lần cấy ốc tai rất cao, rất khó khăn cho những gia đình có mức thu nhập trung bình.
Trẻ bị khiếm thính được phát hiện càng sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi cao, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Do vậy, khi thấy con mình có dấu hiệu bị khiếm thính, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám bằng việc kiểm tra thính lực với kỹ thuật đo âm ốc tai và đo đáp ứng thính giác thân não để phát hiện tật khiếm thính ngay cả khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Kỹ thuật này được tiến hành khi trẻ đang ngủ hoặc nằm yên, không đau và rất an toàn với trẻ.
Bình luận của bạn