Quan hệ tình dục truyền thống không phải là con đường duy nhất lây lan virus HPV
HPV tàn phá răng miệng khủng khiếp hơn cả thuốc lá
Thu hồi vaccine HPV mất an toàn
Xét nghiệm HPV, tầm soát giảm 70% nguy cơ ung thư tử cung
Trung Quốc: "Tuyển" trinh nữ cho nghiên cứu virus HPV
1. Lầm tưởng: Chỉ có phụ nữ bị nhiễm HPV
Thực tế: Đàn ông cũng có nguy cơ bị nhiễm HPV. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trên thực tế, hầu hết nam giới và phụ nữ có hoạt động tình dục đều có nguy cơ có ít nhất một lần bị nhiễm HPV trong đời, kể cả những đối tượng chỉ có một bạn tình.
2. Lầm tưởng: Tất cả các chủng HPV gây ra ung thư
Thực tế: HPV có thể gây ung thư ở hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều có thể gây ung thư.
Chủng HPV nguy cơ cao - các chủng gây ung thư - như loại 16 và 18 có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Trên thực này, các chủng này chiếm tới 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung và chúng cũng có thể gây ra một số loại ung thư khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ năm 2006, nhiễm HPV gây ra khoảng 5% của tất cả các loại ung thư trên toàn thế giới.
Chủng HPV nguy cơ thấp - các chủng mà không gây ra ung thư nhưng gây tổn thương da - có thể gây mụn cóc ở hậu môn hoặc vùng sinh dục. Tuy nhiên, sau khi nhiễm HPV, cần phải mất ít nhất một thập kỷ (10 năm) để có thể phát triển thành ung thư, theo CDC.
3. Lầm tưởng: Nếu bạn không quan hệ tình dục, bạn sẽ không bị nhiễm HPV
Thực tế: HPV có thể lây lan qua tiếp xúc da, miệng, hậu môn hay âm đạo. Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HPV, tuy nhiên bạn vẫn có thể nhiễm virus nếu có sự tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.
4. Lầm tưởng: Đàn ông có thể được sàng lọc HPV
Thực tế: HPV có thể được chẩn đoán ở phụ nữ thông qua xét nghiệm Pap. Tuy nhiên, chưa có một bài kiểm tra nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA phê chuẩn để sàng lọc HPV ở nam giới.
Virus HPV có thể được phát hiện ở phụ nữ thông qua xét nghiệm Pap
5. Lầm tưởng: Có thể chữa được HPV
Thực tế: Mặc dù hiện tại đã có phương pháp điều trị các tổn thương tiền ung thư và mụn cóc sinh dục do nhiễm HPV nhưng không có điều trị có sẵn cho bản thân virus.
6. Lầm tưởng: Những người nhiễm virus HPV luôn có triệu chứng
Thực tế: Hầu hết những người bị nhiễm HPV không phát triển một triệu chứng nào. Mặc dù có rất nhiều vấn đề sức khỏe tiềm năng liên quan đến HPV như mụn cóc ở bộ phận sinh dục và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung nhưng hầu hết mọi người đều không có vấn đề về sức khỏe kể từ khi nhiễm HPV. CDC cho biết, trong 90% trường hợp nhiễm HPV, hệ miễn dịch có thể đẩy lùi sự lây nhiễm trong vòng 2 năm.
7. Lầm tưởng: Đã tiêm phòng HPV thì không cần phải làm xét nghiệm Pap
Thực tế: Ngay cả khi bạn đã tiêm phòng HPV, bạn vẫn cần phải xét nghiệm Pap thường xuyên để tầm soát ung thư cổ tử cung. Hai loại vaccine HPV - Gardasil và Cervarix – có thể chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao (loại 16 và 18) gây ra ung thư. Tuy nhiên, caccine chỉ là biện pháp phòng ngừa và không có tác dụng với những người đang bị nhiễm virus. Đây chính là lý do tại sao các chuyên viên chăm sóc sức khỏe đang khuyến khích những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn nên tiêm vaccine phòng ngừa. Ngoài ra, trong khi cả 2 loại vaccine đều dành cho phụ nữ, chỉ có vaccine Gardasil mà nam giới có thể sử dụng.
Bình luận của bạn