Phòng bệnh tay chân miệng trong trường mầm non như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp nhất ở bậc mầm non - Ảnh minh họa

Mẹo làm sạch đồ chơi của trẻ trong mùa dịch tay chân miệng

6 điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng

Công văn khẩn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Hơn 17.400 ca mắc, 4 trường hợp tử vong vì tay chân miệng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại An Giang (1), Long An (1) và Kiên Giang (2). So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu tại khu vực miền Nam và tại một số nơi như: TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Bệnh thường có khuynh hướng phát triển và tăng cao vào 2 thời điểm là từ tháng 3-5 trước khi học sinh nghỉ hè và từ tháng 9-12 khi học sinh bắt đầu vào năm học mới. Đặc biệt, môi trường tiếp xúc ở trường mầm non rất dễ khiến trẻ mắc bệnh tay chân miệng và lây lan, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Độ tuổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Do vậy, khi trẻ đến trường, ngoài việc đề phòng dịch COVID-19, các cô giáo phải lên phương án phòng tay chân miệng cho trẻ nhỏ.

Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ tại trường mầm non

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều đó cho thấy việc phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ là rất quan trọng cần được cha mẹ, nhà trường chú ý.

Để phòng bệnh hiệu quả, hãy tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng, chất tẩy rửa thông thường (như Javel, Viem, Gift) hoặc pha dung dịch chất khử trùng với nước sạch vào bình phun tay theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi; Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất nên tráng lại bằng nước sôi).

Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; Không mớm thức ăn cho trẻ; Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa...

- Giáo viên và nhân viên nhà trường khi chế biến thức ăn cho trẻ phải có ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân của mình thật sạch sẽ; Cắt ngắn và giữ sạch móng tay, không đeo đồ trang sức. Cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi chế biến thức ăn, lúc cho trẻ ăn uống, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh... Đặc biệt là sau khi thay quần áo, tã lót, tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ.

Lưu ý: Bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, không nên rửa tay ở trong chậu, thau.

- Giáo viên cần hướng dẫn trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày, nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Hướng dẫn trẻ cách che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội