Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng lây lan cấp tính qua đường ăn uống
Nguy cơ bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa nóng
Biến chứng của bệnh tay chân miệng nguy hiểm thế nào?
Trẻ bị tay chân miệng nên xử lý như thế nào?
Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng trong mùa nóng
Tính tới ngày 7/4, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk… Nhiều chuyên gia cảnh báo đặc điểm của dịch bệnh tay chân miệng năm nay là số ca nhập viện không quá nhiều, nhưng tỷ lệ ca nặng lại khá cao. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ một số điều về bệnh này để có thể chủ động phòng ngừa cho con.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Theo đó, bệnh chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, trường mẫu giáo, lây lan giữa các thành viên trong gia đình…
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ bị sốt, phát ban ở bàn chân
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng bao gồm: Trẻ bị sốt, chán ăn, cáu kỉnh, đau họng và chảy nước mũi. 1 - 2 ngày sau khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện, trẻ bắt đầu xuất hiện phát ban dạng bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông; Loét miệng ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.
Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường miệng, khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng của người mắc bệnh. Do đó, các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng có thể kể tới như:
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
- Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước.
- Trẻ cầm/nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ mang mầm bệnh.
Ngoài ra, virus cũng có thể tồn tại trong phân của người bệnh. Do đó, người lớn (cha mẹ, giáo viên mầm non…) cũng có nguy cơ mắc tay chân miệng khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Thông thường, trong thời kỳ ủ bệnh (từ 3 - 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình), người bệnh đã có thể lây truyền virus tay chân miệng. Tuần đầu tiên mắc bệnh là giai đoạn dễ lây nhất, nhưng giai đoạn lây nhiễm vẫn có thể kéo dài vài tuần (dù người bệnh đã khỏi) do virus còn khu trú trong phân, hoặc tới khi các vết phát ban, bọng nước lành hẳn.
Bệnh tay chân miệng điều trị như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Do đó, việc điều trị hiện nay chỉ hướng việc điều trị triệu chứng (hạ sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể).
Dù nhiều trường hợp mắc tay chân miệng có thể tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày, cha mẹ vẫn không nên chủ quan vì hiện nay số ca mắc tay chân miệng nặng đang có xu hướng tăng cao. Do đó, nếu thấy trẻ không hết sốt sau 5 ngày, hoặc các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày, các triệu chứng nghiêm trọng hơn, trẻ có biểu hiện mất nước… cha mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng thế nào?
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh có thể thực hiện một số lời khuyên sau:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chuẩn bị nấu ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã…
- Thường xuyên lau rửa, khử trùng các vật dụng, bề mặt trẻ và cả gia đình thường hay chạm vào.
- Hướng dẫn con rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
- Đừng quên giặt sạch quần áo, ga trải giường… thường xuyên
- Duy trì liên lạc giữa gia đình và nhà trường để nắm bắt các thông tin về việc phòng ngừa bệnh, thông tin nếu trong lớp có trẻ khác nhiễm bệnh…
- Nếu con bạn bị tay chân miệng, hãy chủ động cho bé nghỉ học để tiện ở nhà chăm sóc, theo dõi, đồng thời ngăn ngừa bệnh lây lan.
Bình luận của bạn