Phụ nữ béo phì: Tăng nguy cơ bị ung thư

Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn phụ nữ có trọng lượng khỏe mạnh

U20 cũng có nguy cơ mắc ung thư

Infographic: Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

Viên thuốc chẩn đoán ung thư

Bệnh ung thư: 8 dấu hiệu cảnh báo cái chết đang đến gần

Tìm ra cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh ung thư

Một người được coi là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn hoặc bằng 30. Bệnh béo phì là một vấn đề lớn ở Mỹ, tình trạng này ảnh hưởng đến hơn 1/3 số người trưởng thành và gần 1/5 số trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho con người. Thông qua một số cơ chế, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể đóng góp vào sự phát triển của các căn bệnh ung thư. Béo phì có thể gây trở ngại cho chức năng hệ thống miễn dịch hoặc ảnh hưởng đến mức độ của kích thích tố (chẳng hạn như estrogen và insulin) để thúc đẩy quá trình phát triển ung thư.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh quốc đưa ra thông tin, họ đã tìm ra mối tương quan giữa phụ nữ béo phì với nguy cơ mắc bảy loại ung thư trong suốt cuộc đời: Bao gồm ung thư vú, ruột, tụy, thực quản, tử cung ( nội mạc tử cung), thận và túi mật.

Cụ thể, so với một người phụ nữ có trọng lượng hoàn toàn bình thường, phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn 25%; Ung thư tuyến tụy: 31%; Ung thư ruột: 32%; Ung thư thận: 78%; Ung thư túi mật: 100%; Tử cung (nội mạc tử cung): 131% và ung thư thực quản là 133%.

Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu đánh giá các dữ liệu về nguy cơ ung thư trong suốt cuộc đời của người dân Anh, dữ liệu về thừa cân và béo phì ở phụ nữ Anh Quốc, cũng như các kết quả của một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí British Journal of Cancer về mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

TS. Julie Sharp - Trưởng nhóm truyền thông y tế tại Viện Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết, ngoài trọng lượng, nguy cơ mắc bệnh ung thư còn phụ thuộc vào gene, môi trường và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

Tuy nhiên, con người có thể phòng ngừa ung thư bằng cách thay đổi lối sống của mình như không hút thuốc, giữ trọng lượng bình thường, một chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng hoặc hạn chế bia rượu. Bên cạnh đó, TS. Julie Sharp nói: “Những thay đổi này không đảm bảo việc bạn sẽ không bị mắc bệnh nhưng đó chính là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cho con người".

Ở Mỹ, có khoảng 78,6 triệu người trưởng thành bị béo phì. Bệnh phổ biến ở lứa tuổi từ 40 – 59. Bên cạnh việc làm gia tăng nguy cơ mắc phải một số loại ung thư, béo phì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và đái tháo đường.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn