Phụ nữ chưa làm mẹ dễ mắc u buồng trứng

Khi có dấu hiệu bụng to bất thường và đau, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo... cần nghĩ đến u nang buồng trứng

Brazil: Phẫu thuật lấy khối u nang buồng trứng nặng 40kg

U nang buồng trứng khi mang thai: Nếu cần phải mổ ngay

Bị u nang buồng trứng có thể sinh con không?

U nang buồng trứng ở bé gái: Chớ xem thường!

U nang buồng trứng - Biến chứng khó lường

TS Phạm Duy Hiền cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u nang buồng trứng chiếm khoảng 3,6 - 3,9/100.000 người dân. Điều đáng báo động là những người phụ nữ chưa có con dưới 30 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh rất lớn vì không sinh con hoặc chưa sinh con là yếu tố thuận lợi cho u buồng trứng phát triển.

Theo các bác sỹ, u nang buồng trứng là hiện tượng trên buồng trứng có tồn tại một khối u phát triển bất thường. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. Có 2 loại u nang buồng trứng thường gặp, đó là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng chỉ trường hợp những nang nhỏ ở 2 bên buồng trứng do rối loạn chức năng của buồng trứng gây ra, nó có thể tự mất đi sau một thời gian mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào. Loại thứ 2 là u nang thực thể, đây là loại u được phát triển từ các tổn thương thực thể ở buồng trứng.

Đa số u nang buồng trứng đều không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ phát hiện ra khi tình cờ siêu âm bụng kiểm tra thấy dấu hiệu khối u và và khi khối u to lên bệnh nhân có thể sờ thấy nó hoặc có cảm giác nặng ở bụng dưới, kinh nguyệt bị rối loạn, rối loạn hệ thống tiêu hóa...

PGS.TS Nguyễn Văn Tuyên - Phó Giám đốc, Trưởng khoa ngoại E Bệnh viện K cho biết, phần lớn u buồng trứng là dạng u nang lành tính (chiếm hơn 90%). Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ gây các biến chứng: Xoắn cuống khối u, vỡ u, chèn ép các cơ quan xung quanh, biến thành u ác tính. Đặc biệt, nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản của người bệnh.

Để phòng ngừa u nang buồng trứng, nữ giới cần có một chế độ ăn điều độ và đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Có thể tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm chức năng tăng cường khả năng giải độc của gan, phòng ngừa u nang buồng trứng. Bên cạnh đó, cần hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, ngừng hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe, điều chỉnh cân nặng phù hợp.

PGS.TS Nguyễn Văn Tuyên cũng khuyến cáo, nữ giới nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt khi thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, nôn, đôi khi có thể bị choáng vì đau. Bụng to bất thường, sờ thấy khối ở vùng bụng kèm theo đau ở vùng này, rối loạn kinh nguyệt, có chảy máu âm đạo... phải nghĩ tới u buồng trứng và đi khám chuyên khoa.

Nếu không chữa trị kịp thời, u nang có thể tiến triển thành ung thư. Ung thư buồng trứng chỉ chiếm 5% trong các loại ung thư ở nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư phụ khoa.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn