Cảnh giác khi cho trẻ chơi đồ chơi có pin

Pin trong đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh hoạ)

Suýt chết vì sặc hạt hồng xiêm

6 chai nước Dr Thanh có dị vật: Chưa rõ nguồn gốc?

Hóc dị vật ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết

Liên tiếp các ca trẻ nhập viện vì hóc dị vật

BS Nguyễn Thái Bình cho biết, hơn một năm qua, bệnh viện đã tiếp nhận gần 20 trẻ nhập viện do viên pin tròn nhỏ lắp vào đồ chơi rơi vào mũi. Một số trường hợp, gia đình phát hiện sớm đưa trẻ đến bệnh viện gắp ra nên không nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phát hiện muộn, chỉ khi thấy mũi trẻ chảy máu người nhà mới đưa đến bệnh viện để điều trị.

Gần đây nhất là trường hợp của bệnh nhi N.A.N. (2 tuổi, Tây Ninh), nhập viện trong tình trạng mũi chảy nước vàng, thỉnh thoảng chảy máu. Theo gia đình của bé, trước đó, bố mẹ thấy bé chảy nước mũi tưởng bé sổ mũi thông thường, nhưng sau 5 – 6 ngày tình trạng trên vẫn không thuyên giảm. Khi thấy nước mũi của bé có lẫn máu, gia đình mới hoảng hốt đưa bé đến viện khám.

Tại Khoa Tai mũi họng của bệnh viện, các bác sỹ phát hiện mũi của cháu có dị vật là một viên pin tròn nhỏ. Viên pin đã bị gỉ sét khiến chất ăn mòn bên trong viên pin chảy ra làm viêm niêm mạc mũi.

Theo các bác sỹ, dị vật đường mũi là những tai nạn sinh hoạt, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tai nạn này đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em bởi trẻ thường có bản tính nghịch ngợm và hiếu động. Bên cạnh cục pin, dị vật mũi các bác sỹ cũng thường hay gắp ra là hạt cườm, mảnh đồ chơi, sỏi, nến, đồ ăn...

Dị vật rơi vào mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi gây ra hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, từ đó gây ngạt mũi, tắc mũi. Mấy hôm sau đó, niêm mạc mũi sẽ mưng mủ, sưng tấy lên, viêm, chảy máu đồng thời có thể lên cơn sốt, buốt đầu… Nếu không được xử trí đúng và kịp thời, dị vật đường mũi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với trẻ như bệnh viêm xoang.

Khi phát hiện trẻ có dị vật rơi vào mũi, các bậc phụ huynh không nên dùng ngón tay để móc ra. Hướng dẫn trẻ, hít hơi thật sâu, sau đó bịt chặt một bên cánh mũi, bóp chặt miệng của trẻ, dạy trẻ cố sức đẩy hơi ra từ mũi để dị vật ra ngoài. Nếu không được, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sỹ chuyên khoa gắp ra. Đặc biệt, nếu xác định dị vật là cục pin, nó phải được lấy ra khỏi mũi càng sớm càng tốt vì pin khi bị phân hủy bởi dịch mũi sễ gây hoại tử mô xung quanh.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin