Ranh giới từ "thói quen" đến "nghiện"

Hội chứng của thói quen lâu ngày

Thưa giáo sư, nếu ai đó mỗi ngày đều đặn uống một chai bia, liệu đã phải là nghiện?
Nếu việc gì ngày nào cũng làm, khả năng nghiện ngập là rất lớn. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định liều độc hại của rượu, bia. Người ta nhận biết sự nghiện ngập chính xác nhất qua hội chứng cai nghiện.


Hội chứng cai nghiện là gì?
Hệ quả của nó có thể rất bi kịch. Khi từ bỏ thói quen "thú vị" lâu ngày đã trở thành bộ phận cấu thành của cuộc sống, cơ thể sẽ phản ứng bằng sự đau đớn, những rối loạn tuần hoàn máu, xuất hiện những trục trặc với hệ tiêu hóa (chán ăn hoặc phàm ăn quá độ, đắng miệng, buồn nôn...), mất ngủ và trầm cảm. Có thể xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, ý nghĩ tự tử. Vì thế, bệnh nhân hội chứng cai nghiện cần phải nhập viện.

Có thể hiểu, hội chứng cai nghiện là dạng bệnh thuộc về ý chí?
Theo chuẩn mực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghiện hợp chất hóa học hoặc hành vi làm thay đổi ý thức, là cá thể bị lệ thuộc (liên tục hoặc có giai đoạn) vào việc sử dụng hợp chất đó hoặc thực hiện hành vi đã định và gắn nó với những vấn đề sức khỏe (thể chất và tâm lý), gia đình và xã hội.

Sự thật là có thể nghiện mọi thứ. Tại sao vậy?
Tiếc rằng đó là sự thật. Nguyên nhân tiềm ẩn trong sự thay đổi sinh hoạt trên trái đất. Chúng ta có thể nghiện cờ bạc, xổ số, internet, sex, ăn uống, thú mua sắm, nghiện thể thao mạo hiểm, nghiện những hành động cưỡng bức và thậm chí nghiện những ý nghĩ ám ảnh. Không có cái gọi là nghiện rượu thuần túy hoặc nghiện thuốc lá thuần túy. Nếu ai đó cố sức tự xoay xở với rắc rối trong cuộc sống, thường chuyển từ dạng nghiện này sang dạng nghiện khác. Ngừng uống rượu trở thành nghiện ăn, nghiện mua sắm hoặc nghiện một thứ nào khác.


Có thể chữa trị cai nghiện?
Có thể, nhưng không có phương pháp đa năng chữa trị cai nghiện. Có nhiều liệu pháp, song hiệu quả phụ thuộc trước hết vào thực tế, liệu đối tượng có thực sự mong muốn sửa chữa cuộc sống của mình. Thậm chí phương pháp sáng tạo nhất cũng vô hiệu - nếu cá thể không hiểu rằng, bản thân đã là con nghiện. Nỗ lực chữa trị sẽ là vô nghĩa nếu con nghiện không thừa nhận với thực tế bản thân đã bị nghiện. Việc chữa trị sẽ mang lại cho đối tượng trạng thái hài hòa, bởi cuộc sống tỉnh táo là cuộc sống tồn tại trong sự hài hòa giữa con người về thế giới, và để có điều đó không thể thiếu yếu tố thành thật.

Không phụ thuộc vào mức nghiện ngập của đối tượng?
Cần phải xóa bỏ định nghĩa sai lầm về nghiện. Mọi người vẫn tưởng, thí dụ - để khẳng định ai đó là "sâu rượu", cần phải có tiêu chuẩn nhất định về thâm niên và số lượng rượu được uống, trong khi có thể uống ít nhưng thường xuyên đã được coi là "sâu rượu". Có cụ ông có thói quen mỗi tối uống một ly rượu mạnh trước khi lên giường đi ngủ. Cùng với thời gian, ly rượu lớn dần, vậy nên cô con gái lo ngại nhưng ông cụ trấn an có thể bỏ bất cứ lúc nào. Nhưng khi ông cụ bắt đầu bỏ ly rượu tối đó, hội chứng cai nghiện xuất hiện nặng nề với những rối loạn tin mạch và triệu chứng tâm thần.


Việc cai nghiện phụ thuộc vào mức độ nghiện

Như vậy, nếu thói quen uống rượu hàng ngày không gây phiền hà, có thể không cần điều chỉnh bằng mọi giá?
Làm sao có thể nói rằng thói quen đó không gây phiền hà. Như ông cụ trong câu chuyện trên, uống ngày một nhiều và rất may cô con gái đã sớm nhất ra, nếu không sẽ xuất hiện những triệu chứng khi uống nhiều rượu trong thời gian dài. Tất nhiên, chúng ta có thể chủ động lựa chọn phương pháp "chữa trị", nhưng cũng cần tiên đoán hậu quả đi kèm.

Vậy mỗi người có thể biết giới hạn khi nào bắt đầu nghiện chăng?
Giới hạn là thời điểm khi "thói quen thú vị" bắt đầu gây tổn hại với chúng ta và bản thân người trong cuộc không nhìn thấy.


Như vậy bao giờ cũng bắt buộc phải có ai đó "nhắc vở" rằng: "Anh chị đã nghiện rồi!"?
Không nhất thiết. Đôi lúc tín hiệu cảnh báo xuất hiện từ chính bản thân. Chúng ta cảm thấy khó khăn khi muốn thực hiện công việc nào đó và tìm kiếm sự trợ giúp.

Hoặc tìm kiếm... chai rượu?
Chính xác... để cuộc sống suôn sẻ trôi. Một số người không nhận biết tín hiệu đau khổ... nhất là những người thiếu thốn tình cảm từ tuổi ấu thơ. Trong khi u phiền nội tâm thường dẫn chúng ta đến ngõ cụt.

Sự thật là có thể nghiện mọi thứ. Tại sao vậy?
Tiếc rằng đó là sự thật. Nguyên nhân tiềm ẩn trong sự thay đổi sinh hoạt trên trái đất. Chúng ta có thể nghiện cờ bạc, xổ số, internet, sex, ăn uống, thú mua sắm, nghiện thể thao mạo hiểm, nghiện những hành động cưỡng bức và thậm chí nghiện những ý nghĩ ám ảnh. Thực tế, những người đó được áp dụng chương trình chữa trị cai rượu sẽ hồi phục sức khỏe nhanh hơn so với trường hợp đề xuất với họ liệu pháp chữa trị khác là chứng cứ thuyết phục. Không có cái gọi là nghiện rượu thuần túy hoặc nghiện thuốc lá thuần túy. Nếu ai đó cố sức tự xoay xở với rắc rối trong cuộc sống, thường chuyển từ dạng nghiện này sang dạng nghiện khác, Ngừng uống rượu trở thành nghiện ăn, nghiện mua sắm hoặc nghiện một thứ nào khác.


Bất cứ thứ gì có trên thị trường cũng có thể gây nghiện

Phàm đã nghiện một thứ, con người có thiên hướng dễ nghiện tất cả những gì có trên thị trường. Trong khi thị trường vốn vô cảm và trắng trợn tận dụng mọi điểm huyệt của con người. Con người chạy theo "mốt" thời đại như con thiêu thân, làm tất cả những gì phương tiện truyền thông cổ súy và dễ dàng rơi vào cạm bẫy.

Thậm chí cả việc tập thể dục hàng ngày cũng có thể gây nghiện?
Nếu chúng ta coi đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong lịch trình hàng ngày. Tập thể dục cũng có thể gây nghiện giống như sự bắc buộc quét dọn nhà cửa hàng ngày. Tất cả cần phải xem xét cùng thời gian. Cần bật tín hiệu cảnh báo nếu chúng ta dành cho công việc đó ngày càng nhiều thời gian và cuối cùng không còn cảm giác về giờ giấc.

Như vậy cần cai nghiện mọi thứ?
Thứ tự ưu tiên cai nghiện tùy thuộc vào mức độ hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe và cộng đồng của hành vi nghiện ngập cụ thể. Nghiện thuốc ngủ dẫn đến tử vong. Hậu quả nghiện rất tai hại vì nhiều lý do khác nhau. Đối với bản thân nạn nhân, vì những lý do sức khỏe và tâm lý. Đối với gia đình, đơn giản là địa ngục, trong đó xảy ra tất cả: tự hành hạ về thể xác và tinh thần, lạm dục tình dục, dối trá, trộm cắp... Những hậu quả đối với xã hội thường ở dạng: nghiện là những người không tạo ra cái gì ngoài sự phiền hà, đủ loại. Vì thế, cần phải cai nghiện, mà trước hết là giải quyết những hành vi nghiện ngập gây hậu quả nguy hiểm nhất.

Gia đình có thể tự giải quyết, ví dụ với cai nghiện rượu chẳng hạn?
Có thể, bằng cách áp dụng một cách kiên trì và dứt khoát cái gọi là "tình yêu sắt thép": chấm dứt tiếp tay cho việc uống rượu, không làm vệ sinh hậu quả nôn mửa của người say, không giả vờ như không có gì xảy ra... Sẽ có hiệu quả nếu nỗ lực có sự tham gia của tất cả thành viên trong gia đình.


Việc cai nghiện phụ thuộc vào nhận thức của chính người nghiện

Giáo sư có thể cho biết nền tảng của liệu pháp này? Nên áp dụng một hay nhiều phương pháp?
Liệu pháp chỉ có một nhưng được khoác nhiều cái áo khác nhau. Trước tiên là quá trình nhận biết - tự xem lại mình, thống kê những gì được và mất do nghiện ngập mang lại. Sau đó bắt đầu quá trình điều chỉnh hành vi, tức học cách sống mới với điều kiện gạt bỏ mọi thói quen tiêu cực. Tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên vẫn là sự thật thà với bản thân, là sự cần thiết tự nhận ra vấn đề và can đảm đối mặt với mọi thách thức.

Nói tóm lại, nền tảng của liệu pháp là sự tỉnh táo và ý chí của chính con nghiện - sau khi đã thức tỉnh.
thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin