Chỉ có khoảng 1% trên tổng số mèo tam thể là mèo đực
Lý do nào khiến mèo cưng gầy đi nhanh chóng?
Mèo cưng tiểu ra máu, “sen” phải làm sao?
Những lý do khiến mèo cưng bỏ ăn
Mèo cưng cũng biết khi nào “sen” buồn
Màu lông và nhiễm sắc thể X
Giới tính của mèo, giống như con người, được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính: mèo cái có 2 nhiễm sắc thể X (XX), còn mèo đực có 1 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y (XY). Điều đặc biệt là 2 màu lông đặc trưng của mèo tam thể là màu cam và màu đen đều do các gene nằm trên nhiễm sắc thể X quyết định. Mỗi nhiễm sắc thể X mang một bản sao gene quy định màu lông: bản sao A quy định màu cam, bản sao B quy định màu đen.
Ở mèo cái (XX), nếu một nhiễm sắc thể X mang gene cho màu cam và nhiễm sắc thể X còn lại mang gene cho màu đen, chú mèo sẽ có tiềm năng hiển thị cả 2 màu này trên cơ thể. Cơ chế này được gọi là "bất hoạt nhiễm sắc thể X", hiện tượng xảy ra tự nhiên khi mỗi tế bào ngẫu nhiên “tắt” một trong 2 nhiễm sắc thể X, khiến chỉ 1 trong 2 gene được biểu hiện tại mỗi điểm trên da. Kết quả là, trên bộ lông của mèo sẽ xuất hiện những mảng lông đen hoặc cam xen kẽ nhau. Khi kết hợp thêm một gene khác điều chỉnh sự xuất hiện của màu trắng (không nằm trên nhiễm sắc thể X), bộ lông của mèo sẽ mang đủ ba màu trắng, cam và đen, đúng với định nghĩa mèo tam thể.
Trong khi đó, mèo đực chỉ có một nhiễm sắc thể X. Điều đó có nghĩa, chúng chỉ có thể mang một bản sao của gene quy định màu lông hoặc cam, hoặc đen nhưng không thể mang cả hai. Vì vậy, mèo đực không thể biểu hiện đồng thời hai màu lông cam và đen, đồng nghĩa với việc không thể trở thành mèo tam thể, trừ những trường hợp đặc biệt.
Những ngoại lệ hiếm gặp: mèo tam thể đực
Dù hiếm, vẫn có trường hợp về một số chú mèo đực có bộ lông tam thể. Những cá thể này thường mang bất thường về bộ nhiễm sắc thể giới tính, cụ thể là có 3 nhiễm sắc thể giới tính thay vì hai, với cấu trúc XXY. Tình trạng này tương đương với hội chứng Klinefelter ở người.

Trong khoảng 3000 chú mèo tam thể đực, chỉ có 1 trong số đó có khả năng sinh con - Ảnh: Reds.vn
Ở mèo đực XXY, sự hiện diện của 2 nhiễm sắc thể X giúp chúng có thể mang đồng thời hai gene màu cam và đen. Khi quá trình bất hoạt X xảy ra, mỗi tế bào trên cơ thể chúng cũng có thể biểu hiện một trong 2 màu, tạo ra các mảng lông như ở mèo cái tam thể. Tuy nhiên, số lượng mèo đực này là rất hiếm. Ước tính chỉ 1 trong số 3.000 mèo tam thể là đực, và phần lớn chúng sẽ bị vô sinh, kèm theo một số vấn đề về sức khỏe do bất thường nhiễm sắc thể.
Ngoài các trường hợp XXY, cũng có thể xảy ra hiện tượng phôi khảm, tức cơ thể 1 cá thể có nhiều dòng tế bào mang thông tin di truyền khác nhau. Nếu một chú mèo đực phát triển từ 2 phôi ban đầu: 1 có nhiễm sắc thể XY (đực), 1 có XX (cái) và 2 phôi hợp nhất thành 1 cá thể duy nhất, thì mèo đực đó có thể sở hữu các tế bào có gene cho cả 2 màu lông và biểu hiện lông tam thể. Tuy nhiên, hiện tượng này càng hiếm gặp hơn cả mèo đực XXY.
Mèo tam thể: không chỉ là sắc lông
Dù là kết quả ngẫu nhiên của di truyền học nhưng mèo tam thể từ lâu đã được con người gắn cho nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ở Nhật Bản, mèo tam thể, đặc biệt là giống búp bê mèo “maneki neko” thường được coi là biểu tượng của sự may mắn và tài lộc. Tại Mỹ, một số người còn gọi mèo tam thể là “money cats”, tin rằng chúng sẽ mang lại thịnh vượng. Có lẽ, một phần niềm tin đó đến từ sự hiếm có của hiện tượng di truyền này, khiến mèo tam thể trở nên độc đáo và đáng quý.
Một số nghiên cứu còn gợi ý rằng tính cách của mèo tam thể có thể hơi “bướng bỉnh” hơn so với các giống mèo đơn sắc, nhưng bằng chứng khoa học vẫn chưa thống nhất. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về nguồn gốc di truyền của bộ lông đặc biệt này giúp chúng ta nhìn nhận mèo tam thể không chỉ là những sinh vật xinh đẹp, mà còn là hiện thân sống động của những cơ chế sinh học kỳ diệu.
Bình luận của bạn