Rối loạn cương dương có liên quan đến những căng thẳng trong công việc và cuộc sống
"Trên bảo dưới không nghe" phải làm sao?
Còn trẻ mà đã… rối loạn cương
52% nam giới bị rối loạn cương dương
Điều trị rối loạn cương dương: "Dục tốc bất đạt"
Câu hỏi: Hai tháng nay, em có ham muốn tình dục nhưng dương vật không cương cứng đủ để giao hợp. Thế nhưng, khi đang ngồi làm việc thì “nó” lại cương lên làm em rất khổ sở. Xin hỏi bác sỹ, em bị bệnh gì và phải điều trị thế nào? (Nguyễn Quang, 32 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Tú – Phòng khám đa khoa Ánh Sáng, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng, cho biết:
Như tình trạng mà bạn kể, có thể bạn đã bị rối loạn cương dương. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng dương vật cương không đủ cứng và/hay không đủ khả năng duy trì tình trạng cương để thỏa mãn hoạt động tình dục. Đôi khi, trong những hoàn cảnh tự nhiên như đang đi trên đường, đang ngủ hoặc làm việc thì dương vật lại cương lên.
Rối loạn cương dương có liên quan đến tuổi tác, càng lớn tuổi thì tỷ lệ bệnh càng cao. Thực tế thăm khám cũng cho thấy, căn bệnh này có liên quan đến những căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Những người lao động trí óc có khả năng mắc rối loạn cương dương nhiều hơn những người lao động đơn giản.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố nguy cơ như: Lo lắng, thiếu kích thích ham muốn, trục trặc trong quan hệ vợ chồng, rối loạn nội tiết, mắc các bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch)…
Phương pháp điều trị rối loạn cương dương phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Chủ yếu là:
- Tư vấn tâm lý với những người bị rối loạn do yếu tố tâm lý gây ra;
- Điều chỉnh rối loạn của các yếu tố nội tiết (nếu có);
- Phẫu thuật mạch máu nếu bị tắc/hẹp mạch máu;
- Uống ít rượu bia, không hút thuốc lá;
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thư giãn hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn