Sau khi đặt stent mạch vành có phải dùng thuốc không?

Duy trì dùng thuốc để phòng biến chứng sau khi đặt stent mạch vành

Cần làm gì sau khi đặt ống stent nong mạch vành?

Cách phòng bệnh động mạch vành đúng cách?

Phòng suy mạch vành tái phát bằng cách nào?

Lần đầu tiên sử dụng máy can thiệp mạch vành

Bác sỹ Đinh Thị Thanh: Stent là một ống lưới thép mỏng, được đặt vào trong lòng động mạch thật nhẹ nhàng cho người bệnh nhằm tạo ra một giá đỡ để lòng mạch, vốn chít hẹp do xơ vữa, được thông thoáng trở lại. Thủ thuật đặt stent mạch vành là một thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê. Thời gian thủ thuật kéo dài từ 45 phút cho đến 120 phút, tùy trường hợp. Từ một lỗ nhỏ được trích, bác sỹ xịt thuốc tê qua đó để thuốc chạy theo mạch máu tới chỗ bị tắc. Thiết bị nội soi có gắn quả bóng cũng được đưa vào động mạch qua đường này, khi đến vị trí tắc thì bơm cho bóng phồng lên làm dẹt mảng xơ vữa, khiến lòng mạch rộng ra cho máu lưu thông, sau đó đặt stent. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị cao. Vết chích rất nhỏ nên người bệnh có thể nhanh chóng đi lại bình thường.

Thông thường các bác sỹ sẽ chỉ định đặt stent cho bệnh nhân khi lòng mạch bị hẹp nhiều (khoảng trên 70%) mà các phương pháp điều trị nội khoa hay thay đổi lối sống không có hiệu quả. Sau khi đặt stent thì bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc: thuốc chống đông, thuốc ức chế men chuyển… để hạn chế biến chứng. Hai biến chứng chính sau khi đặt stent mạch vành là tái hẹp stent và tắc lại stent do huyết khối. Vì vậy, sau khi đặt stent bác nên đi khám chuyên khoa thường xuyên để được theo dõi và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ để bệnh ổn định lâu dài.

Linh Ly H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị