Sierra Leone đóng cửa vì Ebola

Sau khi lệnh giới nghiêm được ban hành, tất cả người dân sẽ ở trong nhà của họ. Hơn 30000 tình nguyện viên sẽ tìm kiếm những người bị nhiễm Ebola, đặc biệt là các thi thể của các nạn nhân đã chết vì Ebola.


Các tình nguyện viên chuẩn bị cho việc tuyên truyền về Ebola

Các tình nguyện viên sẽ tiến hành tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh Ebola và phát xà phòng rửa tay cho từng hộ gia đình. Họ đánh dấu những ngôi nhà mà họ đã đi qua. Họ không được vào nhà dân nhưng họ có trách nhiệm thông báo cho đội ứng phó khẩn cấp khi có trường hợp nhiễm và có thi thể được tìm thấy.


Đội Ứng phó khẩn cấp di chuyển một thi thể nạn nhân Ebola

Ông Alhaji Kanu, Bộ trưởng Thông tin Sierra Leone cho biết: “Chúng tôi tin rằng đây là cách tốt nhất trong tình hình hiện tại để xác định những người bị bệnh và cách ly họ”. Tổng thống SierraLeone, ông Ernest Bai Koroma cũng khẳng định: "Thời điểm bất thường phải đòi hỏi các biện pháp phi thường”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế không đồng tình với quyết định này của Chính phủ Sierra Leone. Tổ chức bác sỹ không biên giới Medecins Sans Frontieres (MSF) đã chỉ trích mạnh mẽ lệnh giới nghiêm này và cho rằng: “Lệnh giới nghiêm cuối cùng sẽ giúp cho sự lây lan mạnh hơn khi làm giảm đi sự tin tưởng giữa người dân vào hệ thống y tế”.

Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo mới nhất về tình hình dịch bệnh ngày 14/9: 5357 các ca nhiễm Ebola đã được xác nhận, 2630 trường hợp đã chết vì căn bệnh này. Liberia vẫn đang là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1459 trường hợp tử vong. Pháp là quốc gia thứ 2 trên thế giới sau Mỹ có hành động chiến lược chống Ebola ở Tây Phi.

CTV11
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn