- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật 3mm nên mổ hay đợi qua Tết?
Tôi bị sỏi mật có cần mổ hay không?
Sỏi bùn túi mật sau sinh, làm sao để hết?
Cắt túi mật rồi có bị sỏi mật nữa không?
Sỏi mật 1,3cm có phải mổ không?
Bạn thân mến,
Tôi biết rằng bạn đang rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ, bỏi bệnh sỏi mật là một trong những bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn, đặc biệt là chế độ ăn giàu chất béo như trong những ngày tết có thể gây ra những cơn đau cấp. Nhưng thiết nghĩ, bạn không nên quá lo lắng, vì mẹ bạn vẫn có khả năng chung sống cùng sỏi mà không nhất thiết phải phẫu thuật. Bởi vì sỏi mật của mẹ có kích thước không quá lớn, hiện tại chưa gây ra nhiều triệu chứng ngoài đau bụng vùng hạ sườn phải, nên nếu mẹ bạn cố gắng tuân thủ theo các lời khuyên dưới đây, có thể làm giảm được triệu chứng này:
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Hạn chế ăn đồ chiên xào, các loại thịt màu đỏ, không ăn phủ tạng động vật, do những thực phẩm này có chứa nhiều cholessterol (một trong những nguyên nhân tạo sỏi mật); Ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau củ, quả có chứa nhiều chất xơ hòa tan như đậu bắp, các loại rau có tính nhuận tràng, các loại trái cây tươi có chưa nhiều vitamin và giàu chất xơ hòa tan như cam, bưởi… để giảm hấp thu chất béo.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên dịch mật lưu thông tốt hơn. Mẹ bạn có thể tập luyện các bài tập đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, chạy xe đạp, chạy bộ…
- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Việc phẫu thuật là cần thiết khi sỏi mật gây ra biến chứng. Nhưng phẫu thuật không giúp trị tận gốc bệnh sỏi mật. Do yếu tố cơ địa đóng vai trò chính trong quá trình tạo sỏi. Vì thế, để điều trị tốt bệnh sỏi mật, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho bệnh sỏi mật như thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang để giúp bào mòn sỏi và giảm các triệu chứng, biến chứng do bệnh sỏi mật gây ra.
Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
Bình luận của bạn