Rất nhiều người bị són tiểu nhưng lại chịu đựng trong im lặng chỉ vì quá ngại ngùng để có thể đi khám bác sỹ và điều trị đúng cách
Người già bị són tiểu khi ho vì sao?
Ê mặt vì cứ cười là… són tiểu
Các giai đoạn phát triển của bệnh Parkinson
U xơ tuyến tiền liệt "làm khổ" nam giới như thế nào?
Sống cuộc đời tối tăm chỉ vì… mắc chứng són tiểu
Tưởng nhỏ mà không hề nhỏ, chứng són tiểu là một vấn đề cực kỳ tế nhị, có thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng tới mức không dám rời nhà hay quan trọng hơn là bắt đầu những mối quan hệ tình cảm.
Điều đáng nói là rất nhiều người bị són tiểu nhưng lại chịu đựng trong im lặng chỉ vì quá ngại ngùng để có thể đi khám bác sỹ và điều trị đúng cách.
Số liệu thống kê cho thấy, với dân số Anh ngày càng già hóa và tỷ lệ mắc bệnh béo phì ngày càng cao – đây là hai thủ phạm chính gây ra tình trạng són tiểu – con số 1,8 triệu bảng/năm mà NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) chi để điều trị căn bệnh này vẫn tiếp tục tăng.
Tamsin Greenwell - bác sỹ phẫu thuật đường tiết niệu tại Đại học London, cho biết, tình trạng tiểu không kiểm soát được có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh.
“Tôi nghĩ, rất nhiều người cảm thấy mình thực sự bị cô lập và sống cuộc đời như thể bị cầm tù. Điều đó thực sự rất đáng buồn bởi vì người bệnh không nhất thiết phải tới nông nỗi này”.
Bác sỹ Greenwell cũng giải thích: “Són tiểu ảnh hưởng tới bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và thường để lại tác động vô cùng sâu sắc lên cuộc sống của những người bệnh tôi từng tiếp xúc.
Nó làm suy giảm giá trị bản thân, tới những mối quan hệ cá nhân, sự gần gũi, tình hình tài chính và còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ăn việc làm của họ.
Gần như là không thể dạy dỗ hay trở thành một nam/nữ cảnh sát mà cứ phải vào nhà vệ sinh mỗi giờ/lần lúc đang làm nhiệm vụ”.
Bác sỹ Greenwell chia sẻ: "Tôi nhớ từng gặp một bệnh nhân nữ mà cuộc sống của cô ấy hoàn toàn tan nát – mối quan hệ tình cảm bị đảo lộn, công việc không thể hoàn thành.
Cô ấy nói, nếu tôi không đồng ý phẫu thuật thì cô ấy chẳng thiết sống làm gì".
Không dám đi khám bệnh vì… ngượng
Có khoảng 6 triệu người Anh bị són tiểu. Tuy nhiên, bác sỹ Greenwell tin rằng, con số thực phải gấp đôi số liệu thống kê được công khai trên.
Bởi còn rất nhiều người chưa được chẩn đoán do họ quá ngượng nên không đi khám.
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không muốn thú nhận mình bị són tiểu.
Thú vị ở chỗ, người ta sẵn lòng vui vẻ nói về đời sống tình dục của họ, chứ không phải về tình trạng són tiểu, ngay cả khi kể cho bác sỹ điều trị.
“Việc tìm kiếm trợ giúp từ sớm là đặc biệt quan trọng. Những bài tập sàn chậu và tăng độ dẻo dai của cơ đạt hiệu quả điều trị tốt với 60-65% người bị són tiểu.
Có rất nhiều liệu pháp điều trị sẵn có như luyện tập hành vi, vật lý trị liệu sàn chậu và cả tiểu/đại phẫu thuật có thể rất hiệu quả với cả nam và nữ.
Những liệu pháp điều trị này bao gồm từ đơn giản tới phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân và liệu pháp điều trị mà họ đã sử dụng trước đó”, bác sỹ Greenwell chia sẻ.
Trên thực tế, một cuộc điều tra do tổ chức từ thiện mang tên The Urology Foundation tiến hành, cho thấy, 60% người được hỏi thú nhận rằng, họ cảm thấy vô cùng xấu hổ khi phải nói về chứng són tiểu – nhiều hơn cả khi nói về những rắc rối liên quan tới cân nặng, gia đình, tiền bạc và mối quan hệ.
Các dạng són tiểu và bệnh béo phì
Chứng són tiểu cũng có liên quan tới bệnh béo phì.
Bởi những cân nặng thừa ra lại càng tạo áp lực nhiều hơn lên bàng quang, dẫn tới sự quá tải của cơ khung chậu và kết quả là nước tiểu bị rò ra, không thể kiểm soát.
Tuy nhiên, trong số 1.000 người tham gia cuộc điều tra trên, chỉ có 1% bị són tiểu đồng thời bị thừa cân.
Bác sỹ Greenwell cho biết: “Chúng tôi đánh giá tình trạng béo phì trên khía cạnh chỉ số cơ thể BMI. Chỉ số BMI bình thường nằm trong khoảng 20 - 25.
Tỷ lệ mắc chứng són tiểu trong khoảng thời gian 5 - 10 năm qua tăng 30 - 60% so với mức tăng 5 đơn vị trong chỉ số BMI vượt ngưỡng bình thường.
Giảm cân về mức bình thường của chỉ số BMI giúp cải thiện chứng són tiểu do tăng áp lực trong ổ bụng (stress incontinence) – một dạng són tiểu mà người mắc tiểu ra quần khi họ hay cười lớn - ở 40% bệnh nhân.
Với những người bị són tiểu cấp kỳ (urge incontinence) – nước tiểu rỉ ra ngay khi người bệnh đột nhiên cảm thấy rất muốn đi vệ sinh – việc giảm cân giúp làm giảm triệu chứng ở 30% bệnh nhân.
Trên thực tế, các bác sỹ không thể tiến hành phẫu thuật trừ khi bệnh nhân giảm cân.
Bác sỹ Greenwell lý giải: “Nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng phức tạp sau phẫu thuật như nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng ngực và cục máu đông cao hơn nhiều ở những người có chỉ số BMI cao”.
Louise de Winter, giám đốc điều hành Urology Foundation, cho biết: “Són tiểu tiêu tốn của NHS gần 2 tỷ bảng mỗi năm. Cái giá phải trả về mặt cảm xúc và xã hội cũng cao tương tự.
Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người nhận ra rằng, họ có thể kiểm soát chứng són tiểu. Mọi trợ giúp đều nằm trong tầm tay.
Phá vỡ những định kiến, nghi ngại đóng vai trò quan trọng trong việc này bởi nó giúp mọi người nhận thức rằng, khi có vấn đề, không nên ngần ngại tìm kiếm trợ giúp.
Hàng ngàn người đang chịu đựng căn bệnh một cách âm thầm và lẽ ra mọi chuyện không nên như thế”.
Cách điều trị chứng són tiểu
Trước hết, bác sỹ đa khoa có thể gợi ý một số biện pháp đơn giản để xem xét nếu chúng giúp cải thiện các triệu chứng của bạn, bao gồm:
- Thay đổi trong lối sống như giảm cân, cắt giảm lượng cồn và caffeine.
- Các bài tập sàn khung chậu (luyện tập cơ sàn chậu bằng cách nhíu lại rồi nhả ra), có thể tham khảo từ một chuyên gia.
- Luyện tập bàng quang (là khi bạn học cách giúp cơ thể biết đợi lâu hơn giữa nhu cầu đi tiểu và việc tiểu ra quần) cũng do chuyên gia hướng dẫn.
Nếu bạn vẫn không thể kiểm soát các triệu chứng của mình, có thể chuyển sang dùng thuốc.
Phẫu thuật cũng có thể là một lựa chọn cho chứng són tiểu. Tùy thuộc vào dạng són tiểu bạn mắc phải, bác sỹ sẽ chọn ra phương thức phù hợp nhất.
Phẫu thuật chứng són tiểu khi áp lực trong bụng tăng, như thủ thuật băng nâng đỡ (tape procedure) được dùng để giảm áp lực lên bàng quang hay củng cố sức khỏe ở các khối cơ kiểm soát đường tiểu.
Phẫu thuật chứng són tiểu cấp kỳ bao gồm mở rộng bàng quang hay cấy một thiết bị giúp kích thích dây thần kinh kiểm soát cơ bàng quang.
Bình luận của bạn