"Các nghiên cứu trước thực hiện trên toàn thể dân số,
đã chỉ ra rằng tỷ lệ béo phì ở vùng đồng bằng cao gấp 4 lần hơn so với các vùng
trung du, miền núi mặc dù lý do của hiện tượng này chưa rõ ràng", Blog
Well của tờ thời báo New York Times giải thích.
Tạp chí quốc tế về bệnh béo phì, phát hành
số tháng 1/2013 cũng kết luận rằng tỉ lệ béo phì là tại Mỹ, lệ nghịch với độ
cao, và điều này có thể được kết hợp với các yếu tố khác như nhiệt độ, chế độ
ăn uống, hoạt động thể chất, mức độ hút thuốc và các yếu tố dân số.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu này hướng đến các quân nhân, đàn ông và phụ nữ thừa cân, những người được coi là những người "có nguy cơ”. Các nhà nghiên cứu khai thác dữ liệu từ hơn 98.000 người di chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ lên sống ở độ cao (1.900 mét và hơn) và ở vùng trung du (dưới 960 m), trong vòng 6 năm.
Sau khi so sánh (với các yếu tố giới tính, tuổi tác...), kết quả cho thấy rằng những người lính béo phì làm nhiệm vụ tại những điểm vùng cao có nguy cơ bệnh tiến triển thấp hơn 41% so với những người đóng quân ở các vùng thấp so với mực nước biển. Theo các tác giả, độ cao sẽ giúp người béo phì giữ được mức cân của mình (mà không tang cân thêm nữa).
Các nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này : việc sản xuất một số hormone, nhất là leptin (liên quan đến việc kiểm soát và điều hòa dự trữ chất béo) tăng khi con người sống ở vùng núi cao kết hợp với tình trạng thiếu oxy. Sống ở vùng cao cũng có thể làm thay đổi khẩu vị của con người, theo các nhà nghiên cứu.
Nhưng trước khi sử dụng những kết quả này, cần "làm
rõ các cơ chế của mối liên hệ này" và cũng cần đánh giá những ưu điểm và
nhược điểm khi sống ở vùng cao trong việc phòng chống béo phì.
Bình luận của bạn