Sốt xuất huyết do virus Ebola: Nguy hiểm nhưng khó nhận biết

Bệnh do virus Ebola (EVD), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola (EHF), là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do EVD lên đến 90%. Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. EVD xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Tại Congo, virus được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là virus Ebola.

Từ tháng 12/2013 đến 30/7/2014, thế giới đã ghi nhận 1.323 người mắc, trong đó có 729 người tử vong do EVD tại 4 quốc gia vùng Tây Phi là: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria.


Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm virus Ebola ở thành phố Kenema, Sierra Leone hôm 25/7. Ảnh: Reuters.

EVD, EVF rất dễ lây lan khi có dịch bùng phát

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

 

Trong một vụ dịch EHF, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm virus gồm: Các thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh; Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm virus Ebola; Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm virus Ebola trong rừng và cán bộ y tế.

Đặc biệt, cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp. Cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức cơ bản về điểm của bệnh, đường lây truyền và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

 


Gần đây, Thông tin về dịch Ebola phủ kín trang nhất các báo ở Liberia. Ảnh: AP


Dấu hiệu và triệu chứng: Khó để nhận biết, phân biệt

 

 

 

 

EVD / EHF về mặt lâm sàng không thể phân biệt được với bệnh virus Marburg, và nó cũng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác phổ biến ở châu Phi xích đạo, chẳng hạn như các virus sốt xuất huyết, sốt rét falciparum, sốt thương hàn, bệnh vi khuẩn Shigella, bệnh Rickettsial, bệnh tả, nhiễm trùng huyết hoặc EHEC ruột Gram âm.

Các nghiên cứu chi tiết nhất về tần suất, bắt đầu thời gian, và các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng EVD đã được thực hiện trong sự bùng phát bệnh năm 1995 tại Kikwit, Zaire(EBOV), và đợt bùng phát bệnh giai đoạn 2007/2008 ở Bundibugyo, Uganda.thời gian ủ bệnh trung bình, được tính toán tốt nhất hiện nay cho dịch EVD do EBOV nhiễm trùng, là 12,7 ngày (độ lệch chuẩn = 4.3 ngày), nhưng có thể dài đến 25 ngày. EVD bắt đầu với một khởi phát đột ngột của một giai đoạn giống như cúm đặc trưng bởi sốt, khó chịu nói chung với ớn lạnh, đau khớp và đau cơ và đau ngực. Buồn nôn kèm theo đau bụng, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa. Sự tham gia của đường hô hấp được đặc trưng bởi viêm họng với đau họng, ho, khó thở, và nấc cụt.

 


Cánh tay của một bệnh nhân mắc bệnh Ebola giai đoạn cuối. Các cục máu đông bắt đầu vỡ, bệnh nhân chết vì mất máu nhiều.

 

 

Biểu hiện trên da có thể bao gồm: phát ban đốm diện rộng, đốm xuất huyết, xuất huyết ban, các vết bầm máu, và máu tụ. Tiến triển các triệu chứng xuất huyết là dấu hiệu của một tiên lượng tiêu cực. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến, xuất huyết không dẫn đến hypovolemia và không phải là nguyên nhân cái chết. Thay vào đó, cái chết xảy ra do hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan do tái phân phối chất lỏng, hạ huyết áp, phổ biến, đông máu nội mạch, và hoại tử mô trung tâm.

 

Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng được đánh giá bởi sự phát triển của đau đầu nghiêm trọng, tình trạng kích động, lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, co giật, và đôi khi hôn mê. Hệ thống tuần hoàn cũng thường xuyên tham gia, với các dấu hiệu nổi bật nhất là phù nề và viêm kết mạc. Các triệu chứng xuất huyết là không thường xuyên ( vì lý do đó mà EHF là một cái tên nhầm lẫn) và bao gồm nôn ra máu, ho ra máu, phân đen, và chảy máu từ màng nhầy.

Phòng bệnh chủ động

Hiện chưa có vaccin phòng EVD. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do vi rút Ebola.

Virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:

Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành. Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nếu bạn nghi ngờ một ai đó nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

 


Nhân viên y tế tiến hành khử trùng vùng dịch EVD

 

 

 

Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.

Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chin kỹ trước khi ăn.

 

Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai ngay các biện pháp sau đây:

Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý những người đến từ các quốc gia có dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola gây ra và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.

Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất trong dự phòng và điều trị bệnh do virus Ebola gây ra. Đặc biệt lưu ý túi phòng hộ cá nhân như khẩu trang N95, bộ quần áo phòng chống dịch cho nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và người người tiếp xúc gần bệnh nhân.

Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện đảm bảo tránh lây lan và hạn chế tối đa tử vong nếu phát hiện bệnh nhân. Có kế hoạch bố trí giường bệnh, cơ sở y tế điều trị khi có số lượng lớn bệnh nhân.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định mắc bệnh, không để lây bệnh cho nhân viên y tế, các bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng như cộng đồng.

Kiện toàn các đội chống dịch, đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi cần thiết. Tổ chức tuyên truyền để người dân không hoang mang lo lắng, nhưng cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh khi cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

 

 

 

 

 

 

ctv6
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn