Chào giá “khủng”
Nhiều loại thuốc bán tại bệnh viện được kê giá cao hơn so với giá công bố trên
website Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)
Sau khi kiểm tra và làm việc với nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM vào thời điểm cuối tháng 6/2013, đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược ghi nhận nhà thuốc BV đã nhập 3 loại thuốc có giá cao hơn giá bán buôn thuốc kê khai được công bố trên website của Cục Quản lý dược. Cụ thể, thuốc Didbetonase được nhà thuốc BV mua vào với giá 2.300 đồng/viên, trong khi giá kê khai chỉ 850 đồng/viên. Loại thuốc có giá bán cao bất thường này đã được Công ty cổ phần Dược phẩm Pháp Việt (quận Tân Bình, TP.HCM) phân phối cho nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM. Nhưng trong bản cam kết mà phía Công ty Pháp Việt gửi Ban Giám đốc BV Ung bướu nói rằng “giá bán tại nhà thuốc BV không cao hơn giá bán buôn đã đăng ký tại Cục Quản lý dược và không cao hơn giá công ty đang bán tại các nhà thuốc khác…”.
Tương tự, 2 loại thuốc Metodrin và Beedrafcin cũng được đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược phát hiện nhà thuốc BV Ung bướu nhập vào với giá cao hơn giá kê khai. Theo đó, thuốc Metodrin có giá kê khai 2.123 đồng/viên nhưng nhà thuốc BV mua vào 3.570 đồng/viên; còn Beedrafcin có giá kê khai 1.765 đồng/viên nhưng nhà thuốc mua vào 2.800 đồng/viên. Cả 2 loại thuốc này đều được Công ty TNHH Dược phẩm Sao Xanh phân phối và công ty này cũng đã cam kết với phía BV “giá bán thuốc không cao hơn giá đã đăng ký với Cục Quản lý dược”…
Không chỉ nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM, đoàn kiểm tra của Cục Quản lý dược cũng phát hiện nhà thuốc BV Đại học Y Dược TP.HCM nhập thuốc giá cao hơn giá kê khai. Chẳng hạn như thuốc Fitovit có giá bán buôn dự kiến 4.204,4 đồng/viên nhưng nhà thuốc BV đã mua vào với giá cao hơn nhiều so với giá kê khai thực tế công bố trên website Cục Quản lý dược. Theo lý giải của người phụ trách nhà thuốc BV thì phía công ty dược đã chào giá và có giấy xác nhận giá kê khai của Cục Quản lý dược nên mới mua. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế các công ty dược đã chào giá “khủng” trong khi phía nhà thuốc BV đã không kịp thời đối chiếu tham khảo với giá kê khai của Cục Quản lý dược!
Khó đối chiếu, tham khảo
Trao đổi với phóng viên, BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, cho biết, khi công ty dược chào giá có trình bảng kê khai giá thuốc có dấu công văn đến của Cục Quản lý dược, lại có cam kết giá bán không cao hơn giá kê khai nên nhà thuốc mua vào. Hơn nữa, website của Cục Quản lý dược không cập nhật bảng kê khai giá thuốc nên BV không tham khảo, đối chiếu kịp, trong khi nhu cầu điều trị cho người bệnh là cấp thiết. Bác sĩ Dũng cũng cho biết, đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược cũng đánh giá nhà thuốc BV mua 3 loại thuốc có giá cao hơn giá bán buôn kê khai do công ty nhập khẩu kê khai được công bố trên website của cục, nhưng không cao hơn giá kê khai do công ty phân phối cung cấp cho BV. Và hiện nay, phía BV cũng đã ngưng nhập các loại thuốc trên và thay thế bằng các loại thuốc khác.
Đại diện của các bệnh viện cho rằng: Có sự chênh lệch giá thuốc là do phía công ty phân phối không ghi rõ giá cho bệnh viên?
Trong khi đó, BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng khi mua thuốc ngoài thầu, nhà thuốc đều có tham khảo giá của Cục Quản lý dược và giá chào của công ty dược. Tuy nhiên, nhiều lúc website của Cục Quản lý dược không cập nhật kịp thời nên phụ thuộc vào sự chào giá của các công ty dược. Theo BS Bắc, trách nhiệm chính là các công ty dược, bởi trong hợp đồng cung cấp thuốc với nhà thuốc BV cũng đã nêu rõ giá thuốc không được cao hơn giá kê khai của Cục Quản lý dược. Hơn nữa, các công ty dược phải chịu trách nhiệm với Cục Quản lý dược.
Như vậy, trách nhiệm trong việc nhà thuốc mua thuốc giá cao sẽ thuộc về ai? Trong khi, hệ quả là người bệnh lãnh đủ vì phải móc túi trả tiền mua thuốc với giá cao bất hợp lý.
website Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)
Sau khi kiểm tra và làm việc với nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM vào thời điểm cuối tháng 6/2013, đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược ghi nhận nhà thuốc BV đã nhập 3 loại thuốc có giá cao hơn giá bán buôn thuốc kê khai được công bố trên website của Cục Quản lý dược. Cụ thể, thuốc Didbetonase được nhà thuốc BV mua vào với giá 2.300 đồng/viên, trong khi giá kê khai chỉ 850 đồng/viên. Loại thuốc có giá bán cao bất thường này đã được Công ty cổ phần Dược phẩm Pháp Việt (quận Tân Bình, TP.HCM) phân phối cho nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM. Nhưng trong bản cam kết mà phía Công ty Pháp Việt gửi Ban Giám đốc BV Ung bướu nói rằng “giá bán tại nhà thuốc BV không cao hơn giá bán buôn đã đăng ký tại Cục Quản lý dược và không cao hơn giá công ty đang bán tại các nhà thuốc khác…”.
Tương tự, 2 loại thuốc Metodrin và Beedrafcin cũng được đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược phát hiện nhà thuốc BV Ung bướu nhập vào với giá cao hơn giá kê khai. Theo đó, thuốc Metodrin có giá kê khai 2.123 đồng/viên nhưng nhà thuốc BV mua vào 3.570 đồng/viên; còn Beedrafcin có giá kê khai 1.765 đồng/viên nhưng nhà thuốc mua vào 2.800 đồng/viên. Cả 2 loại thuốc này đều được Công ty TNHH Dược phẩm Sao Xanh phân phối và công ty này cũng đã cam kết với phía BV “giá bán thuốc không cao hơn giá đã đăng ký với Cục Quản lý dược”…
Không chỉ nhà thuốc BV Ung bướu TP.HCM, đoàn kiểm tra của Cục Quản lý dược cũng phát hiện nhà thuốc BV Đại học Y Dược TP.HCM nhập thuốc giá cao hơn giá kê khai. Chẳng hạn như thuốc Fitovit có giá bán buôn dự kiến 4.204,4 đồng/viên nhưng nhà thuốc BV đã mua vào với giá cao hơn nhiều so với giá kê khai thực tế công bố trên website Cục Quản lý dược. Theo lý giải của người phụ trách nhà thuốc BV thì phía công ty dược đã chào giá và có giấy xác nhận giá kê khai của Cục Quản lý dược nên mới mua. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế các công ty dược đã chào giá “khủng” trong khi phía nhà thuốc BV đã không kịp thời đối chiếu tham khảo với giá kê khai của Cục Quản lý dược!
Khó đối chiếu, tham khảo
Trao đổi với phóng viên, BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, cho biết, khi công ty dược chào giá có trình bảng kê khai giá thuốc có dấu công văn đến của Cục Quản lý dược, lại có cam kết giá bán không cao hơn giá kê khai nên nhà thuốc mua vào. Hơn nữa, website của Cục Quản lý dược không cập nhật bảng kê khai giá thuốc nên BV không tham khảo, đối chiếu kịp, trong khi nhu cầu điều trị cho người bệnh là cấp thiết. Bác sĩ Dũng cũng cho biết, đoàn kiểm tra Cục Quản lý dược cũng đánh giá nhà thuốc BV mua 3 loại thuốc có giá cao hơn giá bán buôn kê khai do công ty nhập khẩu kê khai được công bố trên website của cục, nhưng không cao hơn giá kê khai do công ty phân phối cung cấp cho BV. Và hiện nay, phía BV cũng đã ngưng nhập các loại thuốc trên và thay thế bằng các loại thuốc khác.
Trong khi đó, BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng khi mua thuốc ngoài thầu, nhà thuốc đều có tham khảo giá của Cục Quản lý dược và giá chào của công ty dược. Tuy nhiên, nhiều lúc website của Cục Quản lý dược không cập nhật kịp thời nên phụ thuộc vào sự chào giá của các công ty dược. Theo BS Bắc, trách nhiệm chính là các công ty dược, bởi trong hợp đồng cung cấp thuốc với nhà thuốc BV cũng đã nêu rõ giá thuốc không được cao hơn giá kê khai của Cục Quản lý dược. Hơn nữa, các công ty dược phải chịu trách nhiệm với Cục Quản lý dược.
Như vậy, trách nhiệm trong việc nhà thuốc mua thuốc giá cao sẽ thuộc về ai? Trong khi, hệ quả là người bệnh lãnh đủ vì phải móc túi trả tiền mua thuốc với giá cao bất hợp lý.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn