Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, mỗi năm trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 đến 8 lần, trong số đó có từ 20% đến 30% trẻ bị bệnh viêm phổi. Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chỉ ho trong khoảng thời gian dưới 30 ngày, còn những trẻ bị ho mãn tính kéo dài sẽ bị lao hoặc ho gà...
Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em trong mùa này là do vi rút Rhinovirus, cúm,…và một số vi trùng (phế cầu). Hơn nữa, hiện nay đang trong thời tiết lạnh, vi rút này rất dễ lây lang trong cộng đồng, bac sĩ Tuấn nói.
Các biến chứng thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là viêm phổi, suy hô hấp,.. đây là những nguyên nhân chính có khả năng gây tử vong cao nhất ở bệnh này. Ngoài ra, bệnh cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: viêm mủ màng phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não…
Cách phát hiện sớm
Để phát hiện sớm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bác sĩ Tuấn lưu ý, các bậc phu huynh khi thấy trẻ có những dấu hiệu như: thở nhanh, mệt mỏi, biếng ăn…cần đưa đến bệnh viện khám.
“Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, khi nhịp thở từ 60 lần/ phút là thở nhanh; trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi thở từ 50 lần/phút trở lên là thở nhanh và trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi thở nhanh là từ 40 lần/ phút trở lên. Nếu trẻ thở co lồng ngực thì cần phải cho trẻ nhập viện ngay, bởi lúc đó trẻ đã bị viêm phổi nặng”, bác sĩ Tuấn nói.
Bình luận của bạn