Điều trị bệnh u mềm lây như thế nào để không tái phát?

U mềm lây là một bệnh viêm da do virus thường gặp ở trẻ

Mụn cóc ở lòng bàn chân, bàn tay chữa thế nào?

Vì sao nước tiểu của trẻ nhỏ có mùi hôi?

Thường xuyên buồn tiểu là bệnh gì?

Câu chuyện của bệnh nhân đầu tiên tự khỏi ung thư nhờ phương pháp mới

Chào bạn!

U mềm lây là một bệnh viêm da do Pox virus gây nên.  U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần. Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi.

Khi bị u mềm lây, bạn sẽ có những u thịt nhỏ xuất hiện trên da như mụn cóc. Những u thịt này không gây ngứa, đau, hoặc tấy. Các u này có dạng hình tròn kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch trắng chứa virus gây bệnh. Nếu trẻ làm vỡ dịch trắng này, virus sẽ lan sang vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Nếu u mềm xuất hiện ở mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm trẻ có triệu chứng đau mắt đỏ. 

U mềm lây là bệnh giới hạn và có thể tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên để ngăn ngừa sự tái nhiễm và lây lan do tiếp xúc gần thì cha mẹ cần điều trị cho trẻ.

Phương pháp điều trị u mềm lây bao gồm loại bỏ khối u bằng cách sử dụng tia laser, làm lạnh hoặc tách khối u. Tuy nhiên, những phương pháp trên lại có khả năng để lại sẹo cao. Do đó, bác sỹ thường chỉ định thuốc bôi ngoài da đặc trị để loại bỏ khối u và giảm sẹo.

Nếu u mềm lây tái phát, quá trình điều trị sẽ được lặp lại cho đến khi bạn hoặc trẻ khỏi hẳn. Trẻ không nên dùng chung khăn lau, vật dụng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình để tránh lây bệnh cho người khác.

Khi trẻ bị u mềm lây bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý mua thuốc uống hoặc bỏ thuốc trong toa được bác sỹ kê.

- Giữ vùng da bị nhiễm bệnh sạch sẽ và được băng lại bởi gạc hay vải để tránh lây nhiễm virus.

- Không cho trẻ dùng chung khăn mặt hoặc áo quần với người khác cho tới khi những khối u biến mất.

- Không để trẻ gãi vào các khối u để tránh lan đến những chỗ khác trên cơ thể.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bác sỹ Võ Thị Bạch Sương - Giảng viên bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược TP HCM 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị