Lạm dụng thuốc nhuộm tóc có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng
Thuốc nhuộm tóc có thể gây ngộ độc nặng
Nguy cơ ung thư từ thuốc nhuộm tóc
Dị ứng thực phẩm: Không phải chuyện nhỏ!
Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!
Dị ứng sữa: Để nỗi lo không còn đáng sợ
Hỏi: Tôi năm nay 40 tuổi, tóc đã bạc gần hết nên tôi thường xuyên phải nhuộm tóc. Tôi nghe nói dùng thuốc nhuộm tóc lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, liệu điều đó có đúng không? (Hồng Ngát, Hà Nội)
Trả lời:
Theo Tiến sỹ Trần Hồng Côn - Giảng viên Khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội: "Thông thường, nhuộm tóc gồm có các bước: Làm sợi protein trong tóc mềm ra, sau đó đưa thuốc vào tẩy màu có sẵn, rồi tiếp tục đưa thêm màu muốn có vào. Các bước này có thể thực hiện riêng rẽ, nhưng cũng có khi làm chung một lần. Hiện công nghệ tiên tiến, thường tất cả quá trình này diễn ra trong một khâu, và càng tiện dụng bao nhiêu thì thuốc càng tổ hợp nhiều hóa chất bấy nhiêu. Khi đó, có rất nhiều thành phần hóa học trong một sản phẩm, nguy cơ gây dị ứng cao hơn và người bị cũng khó biết mình phản ứng với thành phần nào".
Thuốc nhuộm tóc hay phấn mỹ thuật chứa hóa chất nên khả năng gây dị ứng là hoàn toàn có thể. Ngay cả thuốc nhuộm tóc chất lượng dù an toàn với hầu hết mọi người nhưng cũng có thể gây họa cho một số ít người, vì cơ địa của từng người khác nhau nên có những phản ứng dị ứng khác nhau. Có nhiều nguyên nhân như do cơ địa dị ứng, mắc một số bệnh lý về da đầu như tóc bị nấm, viêm da tiết bã… Người bị dị ứng khi nhuộm tóc thường có các biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp vùng bôi thuốc; nặng hơn thì vết thương lở loét, nhiễm trùng.
Thành phần chính của thuốc nhuộm tóc thường là: p-phenylenedamine (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol. Các thành phần này thường gây ra nhiều tác hại cho mái tóc của bạn, các tác hại thấy được rõ ràng như: Tóc khô, mất bóng và rụng tóc, thuốc nhuộm tóc cũng làm tăng hoặc giảm sắc tố trên da đầu người sử sụng, thuốc nhuộm tóc gây ra những tổn thương tương tự viêm da tiếp xúc nhưng lan rộng ở cả những vùng da không tiếp túc thuốc nhuộm như trán, cổ, mí mắt, mặt. Nguy hiểm nhất là nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc thuốc nhuộm như ung thư bàng quang, ung thư hệ tạo máu, u não - màng não - thần kinh... Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.
Khi nhuộm tóc, thuốc nhuộm có thể thấm qua da đầu, da đầu là nơi có nhiều máu lưu thông nên sẽ dẫn thuốc nhuộm đi khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang vì hóa chất có trong thuốc nhuộm đã được hấp thụ và tập trung ở bàng quang - nơi có nhiều máu lưu thông nên sẽ dẫn thuốc nhuộm đi khắp cơ thể. Ðã có những nghiên cứu cho thấy thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang vì hóa chất có trong thuốc đã được hấp thu và tập trung ở bàng quang.
Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thuốc nhuộm tóc cần thử bằng cách chấm một ít thuốc lên vùng da sau tai rồi để khoảng 24 giờ. Nếu cơ thể không có phản ứng gì thì thuốc nhuộm đó không gây dị ứng. Không nên nhuộm khi vùng da đầu, cổ, mặt bị lở loét, sưng đau. Nếu muốn nhuộm tóc, bạn nên lựa chọn những nhãn hiệu lớn, uy tín, được nhiều người tin dùng và hạn chế thay đổi nhãn hiệu thuốc nhuộm. Nên để cách 3 - 6 tháng mới nhuộm một lần.
Thuốc nhuộm tóc tạm thời dùng xong gội ngay nên cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, loại thuốc nhuộm đó cũng là hóa chất. Khi dùng thuốc này cần tránh để thuốc rơi vào mắt, miệng hay hít vào, khi nhuộm cần cách da đầu khoảng 2cm để hạn chế khả năng cơ thể bị dị ứng.
Khi nhuộm tóc nếu bị dị ứng nghiêm trọng bạn nên đến khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu. Việc điều trị muộn sẽ khó chữa và có thể để lại di chứng gây mất thẩm mỹ. Dị ứng thuốc nhuộm tóc điều trị cũng phức tạp hơn với các dị ứng mỹ phẩm khác và có thể phải cạo tóc để bôi thuốc mới khỏi.
Bình luận của bạn