Dị ứng với thực phẩm dễ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!
Dị ứng đậu phộng có liên quan đến đột biến gene
Kẹo socola M&M có thể gây dị ứng
Dị ứng sữa: Để nỗi lo không còn đáng sợ
Thu hồi thực phẩm gây dị ứng cho trẻ em
Hiểu đúng về dị ứng
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là dị ứng một loại protein trong thực phẩm đó. Khi protein vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu. Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamine (là một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) và gây ra dị ứng.
Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng thì con cái của họ nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các trẻ khác.
Các triệu chứng dị ứng phụ thuộc vào vị trí histamine được tạo thành trong cơ thể. Nếu nó được tạo thành trong tai, mũi, họng, bạn có thể bị ngứa mũi và miệng, hoặc khó thở, khó nuốt. Nếu histamine được tạo thành trên da, bạn có thể bị phát ban hoặc phù nề. Nếu histamine được tạo thành trong đường tiêu hóa, bạn có thể sẽ bị đau dạ dày, đau bụng, hoặc tiêu chảy.
Dị ứng với thực phẩm dễ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...).
Dị ứng thực phẩm khác với không dung nạp thực phẩm. Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch còn không dung nạp thực phẩm là phản ứng của hệ tiêu hóa xảy ra khi thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa hoặc khi không thể tiêu hóa thức ăn. Không dung nạp lactose là một ví dụ điển hình của không dung nạp thực phẩm.
Làm thế nào để nhận biết dị ứng thực phẩm?
Khi sử dụng một thực phẩm nào đó ngay cả với một lượng rất nhỏ, cũng có thể bị các phản ứng. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể nhẹ và thoáng qua nhưng đôi khi đó nó lại gây ra một tình trạng bệnh lý trầm trọng, thậm chí tử vong.
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho người dùng
Triệu chứng của dị ứng thực phẩm có thể là một hay nhiều biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, ngứa trên da. Mẩn đỏ thường mất đi trong vài ngày, một số trường hợp có thể tồn tại rất lâu được gọi là viêm da dị ứng. Ngoài ra khi bị dị ứng thực phẩm còn có thể có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, phù nề, tiêu chảy.
Người bị dị ứng thực phẩm nặng có thể tử vong. Các triệu chứng của phản vệ thường gặp là ngứa vùng hầu họng, phù mạch, khó phát âm, ho, khó thở. Tử vong do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra khi các triệu chứng phản vệ cùng xuất hiện một lúc như: phù thanh quản trầm trọng, co thắt phế quản, hạ huyết áp khó hồi phục.
Đối phó với bệnh như thế nào?
Dự phòng dị ứng thực phẩm có vai trò quan trọng, bởi nếu để xảy ra dị ứng thực phẩm nặng như phản ứng phản vệ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém… có thể để lại hậu quả lâu dài.
Các biện pháp dự phòng gồm: Tránh sử dụng những thực phẩm và các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng; Nhận biết các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng; Ghi nhớ các triệu chứng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Khi phản ứng dị ứng thực phẩm xảy ra nhanh và có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi dị ứng thực phẩm xảy ra nhanh và có có chiều hướng tăng lên cần đến ngay cơ sở y tế
Với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, ghi nhật ký ăn uống và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng thực phẩm hay không. Khi biết loại thực phẩm gây dị ứng thì nên tạm ngưng và chọn thức ăn khác thay thế cho trẻ. Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân, khó thở... phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu.
Thông thường, cơ thể chỉ bị dị ứng với một loại thực phẩm, nếu nghi ngờ bị dị ứng thực phẩm bạn nên đến khám tại các chuyên khoa dị ứng để biết rõ về bệnh và lắng nghe lời khuyên của bác sỹ. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến việc tiếp xúc với người xung quanh, bởi hôn môi cũng có thể gây dị ứng chỉ cần nước bọt có chứa thực phẩm gây dị ứng.
- Phổ biến nhất là dị ứng với đậu phộng, thường gặp ở trẻ em và đôi khi rất nghiêm trọng. Các loại hạt trái cây khác như bồ đào, hạt thông, dừa, cây óc chó, kiwi, vừng... cũng thường gây dị ứng. Một người có thể nhạy cảm với một loại hạt cụ thể hoặc nhiều loại hạt khác nhau.
- Dị ứng với trứng ảnh hưởng đến khoảng 1/50 trẻ em. Dị ứng với trứng thường do dị ứng với protein của lòng trắng trứng.
- Sữa bò, sữa dê hoặc cừu cũng là chất gây dị ứng khá phổ biến. Nhiều người không thể dung nạp được các sản phẩm từ sữa như pho mát. 10% trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ có phản ứng với thịt bò vì thịt bò có chứa một lượng nhỏ protein có trong sữa bò.
- Các loại thực phẩm khác chứa protein có thể gây dị ứng gồm: đậu nành, lúa mì, cá, sò, ốc, trái cây, rau, bắp, gia vị, màu tự nhiên hay tổng hợp và các hóa chất phụ gia.
Bình luận của bạn