Cần có biện pháp bảo vệ tốt và kịp thời cho trẻ ngay sau sinh để tránh nguy cơ nhiễm viêm gan B từ mẹ
"Sống chung" với viêm gan
Viêm gan B: Vì sao phải điều trị sớm?
Photo: Viêm gan A và một số điều cần lưu ý
Photo: Cứ 10 người thì có 1 người mắc viêm gan B
Sẽ tiến tới bắt buộc tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh
Lây từ mẹ sang con - Đường lây truyền chủ yếu
Ngoài lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu.
Người mẹ có thể bị nhiễm viêm gan B trước khi có thai hoặc trong khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan B ở mẹ nặng lên mà ngược lại viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
Thai nhi có khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ trong quá trình mang thai, đặc biệt trong thời điểm sinh nở, tỷ lệ lây nhiễm rất cao, lên đến 90% nếu không được dự phòng. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, 90% trẻ có nguy cơ trở thành người bệnh gan mạn tính. Khoảng 25% trong số này sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan, cũng như 85% số trẻ mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh sẽ tử vong trước tuổi 15, trong khi tỷ lệ này ở người lớn là 15%.
Thai nhi có khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ trong quá trình người mẹ mang thai
Bệnh viêm gan B thường không có biểu hiện trên thai nhi, cũng như tiến triển âm thầm ở người mẹ, nên nhiều người chủ quan cho rằng viêm gan B là bệnh không nguy hiểm. Nhiều sản phụ thiếu kiến thức về lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con, nên khi có thai không thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh để được dự phòng. Do đó, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con ở Việt Nam khá cao. Hiện viêm gan B vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Dự phòng càng sớm càng tốt
Thông thường, nếu sản phụ không biết mình bị mắc viêm gan B, việc xác định bệnh sẽ thực hiện ở tháng thứ 6 của thai kỳ bởi sự tầm soát của các bác sỹ. Người mẹ khi mắc viêm gan B nên cân nhắc việc cho con bú sữa mẹ bởi 70% sữa mẹ có virus viêm gan B. Tuy nhiên đối với người mẹ có nồng độ virus viêm gan B không quá cao vẫn có thể cho con bú trong vòng 6 tháng đầu mà không sợ lây nhiễm viêm gan B từ sữa mẹ.
Người mẹ khi mắc viêm gan B nên cân nhắc việc cho con bú sữa mẹ
Nếu thai phụ biết mình đã mắc viêm gan B nên báo với bác sỹ sản khoa càng sớm càng tốt, việc này liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm của thai nhi. Nếu bệnh của mẹ được xác định khi đã mang thai và thực hiện can thiệp dự phòng ở tháng thứ 6, tỷ lệ lây nhiễm chỉ là 50%. Nếu mẹ đã được xác định bệnh và dự phòng trước khi mang thai, tỷ lệ lây nhiễm cho con khi có thai chỉ dưới 20%.
Phòng tránh lây nhiễm mẹ - con
Mẹ mắc bệnh viêm gan B hoặc gia đình có người bị mắc bệnh này, khi có thai nên được xác định bệnh để dự phòng càng sớm càng tốt, thông qua việc xét nghiệm máu và quản lý thai kỳ chặt chẽ nếu phát hiện mắc bệnh. Mẹ mắc viêm gan B sẽ được đánh giá nồng độ virus trong máu để có hướng xử lý. Nếu nồng độ virus cao sẽ được dùng thuốc kháng virus.
Việc phòng tránh chủ động nên bắt đầu từ người mẹ thông qua việc không nên tiêm chích ma túy, không nên có nhiều bạn tình, không nên quan hệ tình dục không an toàn với nhóm người có nguy cơ cao và cần giữ gìn trong sinh hoạt, giao tiếp thông thường với những người trong gia đình đã mắc bệnh viêm gan B.
Ngoài ra, cũng cần phòng tránh bệnh thụ động bằng việc mẹ cần tiêm ngừa (ngay cả khi đã có thai với sự hướng dẫn của bác sỹ). Cho trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh và tiêm đầy đủ 3 mũi còn lại trong vòng 4 tháng sau sinh.
Bình luận của bạn