Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Khi bị ngộ độc thực phẩm, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường

Video: Mẹo nhỏ để giữ tươi thực phẩm

Bảo quản thực phẩm đã chế biến trong ngày Tết

Những thực phẩm dễ sinh tính cáu bẳn

Giải rượu đơn giản từ thực phẩm

"Kết đôi" thực phẩm - Tăng cường sức khỏe

Làm gì khi bị ngộ độc?

Theo BS. Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc thực phẩm xảy ra khi cơ thể ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc các chất độc khác. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể xảy ra nếu thực phẩm không được làm lạnh ở nhiệt độ phù hợp hoặc nấu chưa chín.

Không được dùng thuốc chống tiêu chảy cho người bị ngộ độc thực phẩm. Lúc này cơ thể đang loại bỏ và thanh lọc những chất có hại trong hệ thống, do đó nếu người bị ngộ độc uống thuốc sẽ chỉ làm cho tình trạng thêm trầm trọng.

Các triệu trứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm chủ yếu là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Khi bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để đẩy hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống nhiều nước, việc làm này giúp giữ nước cho cơ thể và thay thế các chất lỏng bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Uống chậm từng ngụm nhỏ hoặc ngậm một viên đá để nước đi vào cơ thể chậm. Uống nước xong hãy móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.

Khi người bị ngộ độc nôn hết thức ăn ra ngoài, hòa một lít nước với một gói oresol, nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong một lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. Mặt khác, uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố gây ra. Đối với những trẻ từ 2 - 10 tuổi thì pha một gói oresol với 200ml nước rồi cho trẻ uống.

Nôn là cách tốt nhất khi bị ngộ độc thực phẩm

Nhiều người thường quan niệm sau khi ngộ độc thức ăn cần phải kiêng để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, tuy nhiên nếu kiêng quá sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, sức đề kháng suy giảm không có khả năng kháng bệnh. Vì vậy người bị ngộ độc thực phẩm cũng nên ăn một số loại đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, bánh mì… để bổ sung chất cho cơ thể. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc tồi tệ hơn phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị tốt hơn.

Thực phẩm chữa ngộ độc

Gừng

Gừng là nguyên liệu hoàn hảo để chữa trị các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả ngộ độc thực phẩm. Uống một chút trà gừng sau bữa ăn để giảm các triệu chứng khó chịu do ngộ độc gây ra. Người bệnh cũng có thể uống nước gừng với mật ong trong ngày để phục hồi nhanh chóng.

Chanh

Tính acid tự nhiên trong chanh sẽ giúp bạn tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bạn hãy uống một thìa nước cốt chanh pha với ít đường vài lần mỗi ngày. Nước chanh sẽ giúp bạn đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

Táo

Cho người bị ngộ độc thực phẩm ăn táo nhằm giảm bớt chứng ợ nóng và chứng trào ngược dạ dày. Táo có khả năng sản sinh ra các enzyme giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong dạ dày, nhanh chóng giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và tiêu chảy.

Giấm táo

Giấm táo có tính kiềm là loại giấm tốt nhất làm dịu niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, giấm táo giúp cơ thể hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin