Cháu N.T.D. (15 tuổi ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) phải chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vì ngộ độc thuốc chống say tàu xe. Đi chơi về mệt nên lấy nhầm thuốc chống say tàu xe uống cùng một lúc cả chục viên thuốc cinarizin 25mg. Sau đó D. ngủ li bì, nói sảng, đi loạng choạng khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thì cháu D. hôn mê, thở yếu, tím tái, môi và da khô, đỏ, nhịp tim nhanh…
BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu & Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, cinarizin là thuốc kháng histamin H1. Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin…
Thuốc ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh canxi. Thuốc này có chỉ định phòng say tàu xe, rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai. Tác dụng không mong muốn khi dùng quá liều gồm: Ngủ gà, lơ mơ, nhức đầu, hôn mê, triệu chứng ngoại tháp như ưỡn cổ, trợn mắt, ưỡn người, tăng trương lực cơ, nói sảng, khô môi miệng, khô da, đỏ da, tụt huyết áp, ngưng thở dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Thuốc chống say tàu xe cinarizin có những tác dụng phụ rất nguy hiểm nếu dùng quá liều.
Bình luận của bạn