Nếu chúng ta không hành động, sử dụng thuốc lá sẽ gây tử vong cho hơn 8 triệu người mỗi năm đến 2030. Hơn 80% các trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.Việt Nam nằm trong số 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới – khoảng 15,3 triệu người. Tỷ lệ người phơi nhiễm khói thuốc lá gần 60% - khoảng 33 triệu người.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.
Theo báo cáo của Bệnh viện K (năm 2000): tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8%.
Số liệu từ Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (năm 2011): bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi >1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam; chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong số 25 loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá là 2,304 tỷ đồng.
Đã từ nhiều năm nay, nhiều chiến dịch phòng chống thuốc lá đã được Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức từ nhiều nơi trên thế giới triển khai. Cũng đã có một ngày dành riêng cho các thông điệp phòng chống tác hại của thuôc lá- Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 hàng năm. Mục đích nhằm bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai không chỉ khỏi những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng do thuốc lá, mà còn tránh khỏi các tổn thất về kinh tế, môi trường và xã hội của việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.
Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, chiến dịch phòng chống thuốc lá năm 2014 tập trung nhấn mạnh đến những rủi ro, những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng thuốc lá, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các chính sách nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá một cách hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước thực hiện tăng thuế thuốc lá; các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự vận động chính phủ tăng thuế thuốc lá đến mức có thể giảm tiêu thụ thuốc lá nhằm cứu sống con người.
Theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC WHO), các nước cần thực hiện chính sách thuế và giá các sản phẩm thuốc lá như một biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy thuế cao hơn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá trong nhóm đối tượng có thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Việc tăng thuế làm tăng giá thuốc lá lên 10%, sẽ làm giảm tiêu thụ thuốc lá xuống 4% ở các nước có thu nhập cao và 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình
Hơn nữa, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được coi là biện pháp chi phí hiệu quả nhất trong các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá. Báo cáo Y tế Thế giới năm 2010 chỉ ra rằng sự gia tăng 50% thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá sẽ làm tăng lên hơn 1,4 tỷ USD trong nguồn kinh phí bổ sung ở 22 quốc gia có thu nhập thấp. Chi phí y tế của chính phủ dành cho sức khỏe ở các nước này có thể tăng lên đến 50%.
Ở Việt Nam,Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Luật bao gồm 5 chương và 35 điều, quy định về quyền, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá; các hành vi bị nghiêm cấm; các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện bảo đảm để phòng chống tác hại của thuốc lá…
Theo báo cáo của Bệnh viện K (năm 2000): tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8%.
Số liệu từ Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (năm 2011): bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi >1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam; chi phí ngân sách hàng năm để điều trị 3 bệnh điển hình trong số 25 loại bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá là 2,304 tỷ đồng.
Đã từ nhiều năm nay, nhiều chiến dịch phòng chống thuốc lá đã được Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức từ nhiều nơi trên thế giới triển khai. Cũng đã có một ngày dành riêng cho các thông điệp phòng chống tác hại của thuôc lá- Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 hàng năm. Mục đích nhằm bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai không chỉ khỏi những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng do thuốc lá, mà còn tránh khỏi các tổn thất về kinh tế, môi trường và xã hội của việc sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc.
Theo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, chiến dịch phòng chống thuốc lá năm 2014 tập trung nhấn mạnh đến những rủi ro, những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng thuốc lá, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các chính sách nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá một cách hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước thực hiện tăng thuế thuốc lá; các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự vận động chính phủ tăng thuế thuốc lá đến mức có thể giảm tiêu thụ thuốc lá nhằm cứu sống con người.
Theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC WHO), các nước cần thực hiện chính sách thuế và giá các sản phẩm thuốc lá như một biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy thuế cao hơn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá trong nhóm đối tượng có thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Việc tăng thuế làm tăng giá thuốc lá lên 10%, sẽ làm giảm tiêu thụ thuốc lá xuống 4% ở các nước có thu nhập cao và 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình
Hơn nữa, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được coi là biện pháp chi phí hiệu quả nhất trong các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá. Báo cáo Y tế Thế giới năm 2010 chỉ ra rằng sự gia tăng 50% thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá sẽ làm tăng lên hơn 1,4 tỷ USD trong nguồn kinh phí bổ sung ở 22 quốc gia có thu nhập thấp. Chi phí y tế của chính phủ dành cho sức khỏe ở các nước này có thể tăng lên đến 50%.
Ở Việt Nam,Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Luật bao gồm 5 chương và 35 điều, quy định về quyền, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá; các hành vi bị nghiêm cấm; các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và các điều kiện bảo đảm để phòng chống tác hại của thuốc lá…
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn