Táo quân 2015: Cục Nghệ thuật biểu diễn nhắc nhở "thừa"?

Táo quân 2015 vẫn diễn ra như thường lệ vào tối 30 Tết (Nguồn: Kenh14)

Tổng đạo diễn Táo quân 2015 nói gì về việc bị tuýt còi?

Táo quân 2015: Sẽ bị cấm diễn nếu lời thoại thô tục

Táo quân 2015: Vẫn sẽ "bêu" bác sỹ?

Táo quân 2015: Táo Truyền hình có về "chầu trời"?

Cục Nghệ thuật biểu diễn ra văn bản "thừa"? 

Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) đã gửi công văn tới Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam, yêu cầu nộp hồ sơ cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Đồng thời, Cục cũng yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam phải nộp kịch bản chương trình Táo quân 2015 để kiểm duyệt trước nội dung. Tuy nhiên đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Tổng Đạo diễn chương trình Táo quân cho rằng, Cục NTBD đã làm sai chức năng, nhiệm vụ cũng như những hành động gửi hồ sơ, nội dung lên để kiểm duyệt là thừa.

Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Táo quân là chương trình truyền hình và theo Luật Báo chí, các sản phấm báo chí (báo viết, báo hình, phát thanh...) sẽ do Tổng Biên tập hoặc Tổng Giám đốc các đài phát thanh – truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung. Táo quân là sản phẩm truyền hình nên có rất nhiều hình thức thể hiện, từ quay hình, dàn cảnh, quay ở sân khấu, quay ở trường quay, quay ở bối cảnh đường phố... Lựa chọn hình thức thể hiện như thế nào công việc chuyên môn của đài và trường hợp này, Cục NTBD không thể đòi hỏi xem kịch bản, cách thức sản xuất chương trình trước khi phát sóng.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải khẳng định Cục NTBD đưa ra văn bản thừa (Nguồn: Vtc)

Lo lắng của Cục – không phải lo lắng suông 

Trước lời phản hồi khá thẳng thắn của Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD có phản hồi như sau: "Nếu đạo diễn Đỗ Thanh Hải khẳng định Cục NTBD không liên quan đến chương trình thì anh nên xem lại Nghị định 79/2012, trong đó ghi rõ những quyền hạn cũng như những thủ tục cần thiết để tiến hành ghi hình. Kể cả có ghi hình ở Đài truyền hình cũng vẫn phải làm thủ tục xin phép. Nếu là tác phẩm báo chí thì chỉ có Tổng Biên tập sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung. Nhưng nếu ghi hình thì phải xin phép Cục NTBD, đó là quy định. Làm trái quy định thì chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo".

Chia sẻ thêm về điều này, ông Lê Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý biểu diễn, Cục NTBD cho biết: "Cục NTBD chủ động gửi văn bản hướng dẫn VFC gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật và kịch bản nội dung chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2015 là để tránh trường hợp xảy ra sự việc rắc rối như chương trình Táo quân 2014".

 Việc Cục NTBD quan tâm đặc biệt đối với Táo quân 2015 và lo lắng về nội dung các tiết mục hài không phải là không có lý do. Các tiết mục hài phát sóng trên truyền hình gần đây, đều khiến người xem phải "đỏ mặt". Để mang lại tiếng cười cho khán giả, không ít chương trình hài đã chọn cách sử dụng các chi tiết phản cảm, dung tục.

Trong chương trình hài Ơn giời, cậu đây rồi có những chi tiết phản cảm và bị công chúng lên tiếng phản đối. Mới đây nhất, trên sân khấu chương trình hài Chết cười phát sóng vào giờ vàng cuối tuần trên kênh truyền hình quốc gia cũng gây tranh cãi khi sử dụng câu “cái gì càng chơi càng ra nước” và các câu nói dành cho “người lớn” khác. Tối 24/1/2015, trong chương trình Hội ngộ danh hài tập 5, tiết mục Chuyện con cu đất cũng khiến nhiều người ngao ngán khi từ “con cu” được lặp đi lặp lại khá phản cảm…

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nhưng nghệ thuật hài với sân khấu hài, điện ảnh hài giờ không đúng với châm ngôn đó chút nào. Chúng đầy rẫy những “thuốc độc văn hóa”, khiến người xem hoặc phản ứng không chịu nổi, hoặc cũng bị tha hóa nhân cách theo. Chúng ta cần tiếng cười nhưng phải là tiếng cười sạch”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái - Khoa Báo chí truyền thông, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội, chia sẻ.
Hoài An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội