Thai yếu nên ăn gì cho con khỏe, bác sỹ ơi?

Nên đi khám thai thường xuyên để kiểm tra sự phát triển của thai nhi

Mang thai bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai?

Nguy cơ thai chết lưu nếu mẹ tăng cân giữa 2 lần mang thai

Sau 3 lần sảy thai, vợ chồng ông chủ Facebook đã có con đầu lòng

Phụ nữ có thai, cho con bú cần bổ sung cả sắt và đồng

Chào em!

Healthplus.vn đã tham vấn ý kiến của BS Nguyễn Mai Hương – Khoa Nhi, Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, giải đáp thắc mắc của em như sau:

Trong câu hỏi, em không nói rõ thai yếu là như thế nào (phôi nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai hay có bất thường ở phôi thai...). Thông thường, khi em đi khám, bác sỹ thấy thai yếu sẽ có yêu cầu cụ thể như: Cho uống hoặc tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung, có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cũng hẹn khám lại sau một tuần hoặc 10 ngày để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Em mang thai được 7 tuần - đây là giai đoạn quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển tim, não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Giai đoạn này, em chưa cần phải ăn nhiều quá (ăn đủ cho 2 người như quan niệm của một số bà mẹ), nhưng em cần ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: Chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch của mẹ tránh cảm cúm, ốm sốt trong giai đoạn này, đồng thời cũng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi.

Ngoài 3 bữa chính, em nên ăn thêm bữa phụ nhẹ, có thể là ăn hoa quả tươi, uống sữa bầu. Nên ăn thực phẩm sạch (thực phẩm hữu cơ) để tránh hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Em cũng nên uống thêm acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai; Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc, đồng thời cũng giúp tăng sức đề kháng cho mẹ. 

Để tránh động thai, em cần đi lại nhẹ nhàng, không vận động mạnh, nếu có thể tốt nhất nên nằm nghỉ dưỡng thai qua giai đoạn này. Qua 12 tuần, nếu thai khỏe, em có thể vận động bình thường (nhưng luôn tránh vận động mạnh suốt thai kỳ).

Ngoài ra, em cũng nên đi khám thai thường xuyên để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có sự không may xảy ra. 

Quan trọng là, em không nên lo lắng quá bởi căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vì lo sợ, em hãy nghe nhạc nhẹ nhàng, xem phim hoạt hình, đọc những mẩu chuyện cười vui.

Chúc em mẹ tròn con vuông!

An An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng