Thai phụ có nên giữ thai khi nhiễm virus Zika?

Không phải thai phụ nào nhiễm virus zika thì con cũng bị dị tật đầu nhỏ

Tự chế bẫy quét sạch muỗi mang mầm virus Zika

Vũ khí đuổi muỗi nào hiệu quả trong cuộc chiến với virus Zika?

Loại muỗi truyền virus Zika xuất hiện tại Hà Nội rất nhiều

Infographic: Mẹ bầu cần làm gì để phòng chống Zika?

PGS.TS Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: 

Chào bạn!

Mối liên quan giữa virus Zika và hội chứng đầu nhỏ ở thai nhi hiện nay chưa được khẳng định một cách chính thức mà mới chỉ thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa học. 

Nếu phụ nữ mang thai dương tính với virus zika thì không nhất thiết phải bỏ thai vì hệ thống y tế hoàn toàn có thể giám sát được. Việc khám và chẩn đoán dị tật đầu nhỏ ở thai nhi hiện nay là siêu âm thai và đo kích thước đầu của thai nhi. Đây là kỹ thuật đơn giản, nhưng quan trọng nhất để phát hiện ra hội chứng não bé là đo đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu. Khi đo và nghi ngờ trẻ mắc dị tật đầu nhỏ, các bác sỹ sẽ so sánh với chuẩn chu vi đầu theo tuổi thai, từ đó sẽ phát hiện tốc độ phát triển của chu vi đầu.

Thai phụ sẽ được tiếp tục siêu âm theo dõi để khi nào khẳng định chắc chắn thai nhi mắc dị tật đầu nhỏ thì mới có kế hoạch xử trí, còn không thì thôi. Di chứng của dị tật đầu nhỏ có thể ảnh hưởng rất nặng nề đến thần kinh, vận động và phát triển của trẻ nên thai phụ cũng nên cân nhắc kỹ giữa việc nên giữ lại hay đình chỉ thai nghén. Trường hợp bạn quyết định giữ lại thai, bệnh viện sẽ phải tiếp tục chăm sóc thai nghén, tư vấn và hỗ trợ tâm lý trước sinh cho thai phụ cùng gia đình để họ chuẩn bị chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc ngừng thai còn tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 22 tuần thì việc ngừng là rất khó khăn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!  

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị