Thai phụ nào không thể gây tê ngoài màng cứng?

Không phải tất cả phụ nữ đều phù hợp với phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng với trẻ sơ sinh

Bà bầu có nên áp dụng kỹ thuật đẻ không đau?

Những sai lầm khi muốn chuyển dạ nhanh, dễ dàng

6 cách giảm đau tự nhiên cho bà bầu khi chuyển dạ

Chào bạn!

Gây tê ngoài màng cứng phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giảm đau khi sinh nở, tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ mà chị em cần biết trước khi quyết định lựa chọn. 

Gây tê ngoài màng cứng có ưu điểm là giúp giảm đau hiệu quả, nhất là trong trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài, bà bầu bị kiệt sức. Đây là phương pháp gây tê cục bộ nên bàtỉnh táo và biết được những gì đang xảy ra. Trường hợp mẹ bầu phải chuyển mổ đẻ cấp cứu, thuốc gây tê vẫn có tác dụng. Giảm đau hiệu quả nên mẹ bầu đỡ mất sức, có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới

Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sỹ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng này nếu bạn đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ, thai phụ thừa cân khiến bác sỹ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào; Thai phụ bị chảy máu quá nhiều; Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này; Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8 - 10cm); Thai phụ bị huyết áp thấp....

Để biết chính xác mình có được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay không, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được thăm khám. Bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác cho bạn!

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

TS. BS. Lê Thị Thu Hà - Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị